Tính đến cuối tháng 11/2021, tỷ lệ bao phủ BHYT tại TP Hồ Chí Minh là 91%, đồng nghĩa đã có khoảng 8 triệu cư dân nằm trong lưới an sinh này. Làm cách nào để đạt mục tiêu năng tỷ lệ bao phủ BHXH lên 92% trong năm 2023 và xa hơn nữa là mục tiêu BHYT toàn dân? Bài toán này đang được TP Hồ Chí Minh nỗ lực giải bằng nhiều biện pháp.
Vừa là chi hội trưởng phụ nữ, vừa là tổ trưởng tổ tự quản giảm nghèo của khu phố nên khi không thấy bà Huyền đến gia hạn thẻ bảo hiểm y tế cho năm 2023, bà Nguyệt Cầu lập tức đến nhà hỏi thăm. Bởi bà Huyền lại là trụ cột chăm sóc 1 mẹ già và 1 đứa cháu bị bệnh dù cũng mang trong mình nhiều căn bệnh cần điều trị thường xuyên.
Biết được lý do, bà Nguyệt Cầu ngay lập tức xin hội phụ nữ phường hỗ trợ tiền để đóng gia hạn thẻ BHYT tránh bị đứt đoạn. Cũng như bà Nguyệt Cầu, những chuyến thăm viếng kết hợp với tuyên truyền này được bà Thoa, cán bộ phụ nữ và bà Cảm, cán bộ xóa đói giảm nghèo của khu phố 3 thực hiện thường xuyên, bởi không ít người vẫn nghĩ mình còn khỏe thì mua BHYT làm gì trong khi còn thiếu trước hụt sau.
Tuyên truyền về lợi ích của BHYT nhờ vào hệ thống tổ chức hội đoàn ở xuống tận tổ dân phố chính là cách để TP Hồ Chí Minh nâng độ bao phủ lưới an sinh này.
Ngoài ra, từ năm 2022, tại TP Hồ Chí Minh, việc mở rộng thêm các điểm đăng ký tham gia BHYT, gia hạn hay đóng phí bằng nhiều hình thức từ trực tiếp đến trực tuyến đã giúp cho người dân tiếp cận chính sách an sinh này dễ dàng hơn rất nhiều.
Năm 2023, thành phố còn tiếp tục giải pháp hướng đến đối tượng vốn chiếm đến khoảng 1/3 cư dân thực tế tại thành phố.
Bên cạnh đó, hơn 120.000 học sinh các cấp, sinh viên tại thành phố chưa tham gia BHYT cũng sẽ là nhóm đối tượng ưu tiên của công tác truyền thông. Đây chính là những giải pháp cho độ bao phủ bền vững lưới an sinh này.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!