Tính đến tháng 10/2019, có 24/54 trại giam của Bộ Công an phối hợp tổ chức 154 điểm lao động, dạy nghề ngoài trại giam. Số lượng phạm nhân lao động, học nghề khoảng từ 6.000 - 7.000 phạm nhân.
Tình hình ANTT tại các điểm lao động được đảm bảo chặt chẽ, nhận được sự đồng tình, ủng hộ từ chính quyền địa phương. Quan trọng nhất là tâm lý lao động, thái độ chấp hành cải tạo và tiếp thu kiến thức trong dạy nghề, truyền nghề đối với phạm nhân được nâng lên.
Ảnh minh họa. Ảnh: Chinhphu.vn
Thượng tá Nguyễn Đức Phương - Giám thị Trại giam Vĩnh Quang, Bộ Công an - cho biết: "Có chuyển biến rất rõ nét trong công tác tái hòa nhập cộng đồng. Thực tế quá trình thí điểm, phạm nhân có tâm lý tốt, tay nghề được nâng lên, tìm kiếm việc làm dễ dàng hơn, ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, hạn chế vi phạm pháp luật và phạm tội. Tình hình ANTT được đảm bảo, được chính quyền địa phương ủng hộ bởi khi chúng tôi đưa phạm nhân ra lao động ngoài trại giam, đã có những bước chuẩn bị rất kỹ càng, chặt chẽ".
Vướng mắc khi chưa có hành lang pháp lý rõ ràng bởi vậy, việc ban hành Nghị quyết về vấn đề này đặc biệt quan trọng, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân bố trí việc làm, đầu tư cơ sở hạ tầng liên quan, từng bước nâng cao hiệu quả công tác tổ chức lao động cho phạm nhân.
Thực tế cho thấy, đổi mới công tác tổ chức lao động cho phạm nhân là đòi hỏi của thực tiễn.
Việc Quốc hội xem xét ban hành Nghị quyết thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam sẽ là hành lang pháp lý quan trọng, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!