Tháo gỡ vướng mắc cơ chế đãi ngộ nhà khoa học

Hà Bình, Thanh Hoàng-Thứ bảy, ngày 26/08/2023 20:07 GMT+7

VTV.vn- Để tháo gỡ vướng mắc, rào cản trong nghiên cứu khoa học, việc "nhân rộng cơ chế đặc thù và "thay đổi cách thức thực hiện cơ chế tự chủ" được cho là những hướng đi hiệu quả.

Mỗi năm, tại Viện nghiên cứu cao cấp về Toán có hơn 100 nhà toán học cả nước tập trung về đây 3 tháng để hoạt động theo mô hình nhóm nghiên cứu mạnh. Mỗi nhóm từ 3-5 người. Do có cơ chế đặc thù, Viện có thể chi vượt khung lương gấp 2-3 lần. Không phải lo lắng về thu nhập, họ toàn tâm toàn ý cho nghiên cứu. Đây là mô hình tập trung duy nhất ở Việt Nam.

Tháo gỡ vướng mắc cơ chế đãi ngộ nhà khoa học - Ảnh 1.

Quỹ Phát triển Khoa học và công nghệ Quốc gia Nafosted cũng hoạt động theo cơ chế đặc thù. 1 năm, Quỹ tài trợ khoảng 300 đề tài cho các nhóm nghiên cứu với kinh phí khoảng 900 triệu đồng đề tài. Nguồn chi trả cho một chủ nhiệm đề tài lên tới 25 triệu đồng/tháng, các thành viên khoảng 15 triệu đồng.

Còn tại các Viện nghiên cứu, theo cơ chế mới về tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nhà khoa học chỉ được nhận một nửa số lương, số còn lại gộp cùng kinh phí Nhà nước được cấp cho các nhiệm vụ khoa học công nghệ. Nhưng nhiệm vụ thì lúc có lúc không, người có, người không vì thế cần thay đổi cách thức thực hiện.

Tháo gỡ vướng mắc cơ chế đãi ngộ nhà khoa học - Ảnh 2.

Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị quyết, Nghị định, Chỉ thị về đãi ngộ nhà khoa học nhưng thực tế, họ chưa sống được bằng lương. Nếu nhân rộng áp dụng cơ chế đặc thù cho nhóm nghiên cứu và triển khai đúng tinh thần của cơ chế tự chủ, nhà khoa học không còn phải xoay sở cơm áo gạo tiền, mới tận tâm tận lực cống hiến cho nghiên cứu, sáng tạo phục vụ đất nước.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước