Thách thức chuyển đổi số trong quá trình công nghiệp hóa

Trung Hậu, Thanh Long-Thứ ba, ngày 13/06/2023 06:00 GMT+7

VTV.vn - Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho thấy, số DN thuộc lĩnh vực chế biến, chế tạo ứng dụng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ tự động hoá trong sản xuất, mới đạt trên 10%.

Dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, những mô hình đô thị thông minh đầu tiên tại Việt Nam đã được xây dựng. Có thể nói hạ tầng số, công nghệ số được coi là điểm sáng của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa thời gian qua. Tuy nhiên, nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai cũng đã bộc lộ.

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho thấy, số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chế biến, chế tạo ứng dụng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ tự động hóa trong sản xuất, mới đạt trên 10%. Con số này khá khiêm tốn bởi lĩnh vực này được coi là chìa khóa quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đối với lĩnh vực nghiên cứu phát triển sản phẩm, báo cáo cũng cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này còn rất thấp. Thực tế này cho thấy, việc phát triển sản xuất thông minh sẽ cần sự nỗ lực nhiều hơn nữa từ phía các doanh nghiệp.

Ngay đầu năm nay, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc và phiên họp lần thứ 5 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh, phải xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu, phong trào có tính toàn cầu, toàn dân, toàn xã hội. Việt Nam không thể nằm ngoài xu thế này, do đó phải nắm bắt, tận dụng tốt cơ hội. Nếu chúng ta không chuyển đổi số nhanh, mạnh, toàn diện và hiệu quả thì sẽ bị tụt hậu.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước