Nhằm lấy lại niềm tin của khách hàng sau những thông tin tiêu cực về bảo hiểm, trong năm 2024 này, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã tập trung đầu tư chuyển đổi số nhằm tăng minh bạch thông tin, kết nối với khách hàng tốt hơn và rút ngắn quy trình bồi thường...
Bên cạnh đó, công nghệ đã được ứng dụng sâu vào thị trường bảo hiểm. Theo ông Ngô Trung Dũng, Phó tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: "Tất cả các khâu trong chuỗi giá trị bảo hiểm đều có sự "can thiệp" của công nghệ". Một nghiên cứu của McKinsey dự đoán rằng hơn 25% ngành bảo hiểm sẽ áp dụng tự động hóa để xử lý các yêu cầu bồi thường, nghiệp vụ thẩm định và phát hành hợp đồng vào năm 2025. Trong làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ này, các công ty bảo hiểm đang tích cực ứng dụng các giải pháp công nghệ để nâng cao hiệu quả vận hành.
Những thách thức của chuyển đổi số và tự động hóa
Hành trình tối ưu vận hành doanh nghiệp với giải pháp công nghệ của các công ty bảo hiểm hiện nay đang gặp nhiều thách thức lớn, đòi hỏi tính minh bạch và bảo mật thông tin cao. Theo ông Trịnh Minh Hoàng, Phó giám đốc Khối Quản lý hoạt động, Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ, Bảo Việt Nhân thọ có hai thách thức lớn, thứ nhất là rào cản về mặt kỹ thuật và an toàn thông tin, thứ hai là vấn đề về con người: làm sao để thuyết phục các đơn vị thay đổi quy trình khi ứng dụng tự động hóa quy trình bằng robot (RPA).
Về rào cản mặt kỹ thuật và an toàn thông tin, dưới sự đồng hành của đội ngũ akaBot và FPT IS, các khúc mắc về quy trình và các hệ thống thông tin liên quan đã được tháo gỡ.Về vấn đề thuyết phục nhân sự trong hiệu quả và mức độ hưởng ứng triển khai tự động hóa, triển khai các buổi chia sẻ nội bộ doanh nghiệp với cán bộ nhân viên về các kết quả, tiềm năng ứng dụng RPA và ghi nhận các ý kiến, đề xuất quy trình có khả năng tự động hóa cao.
Làn sóng công nghệ bảo hiểm và thách thức để giữ vững vị thế dẫn đầu thị trường
Là doanh nghiệp tiên phong "khai mở thị trường bảo hiểm nhân thọ", với hơn 200.000 tư vấn viên và 3 triệu khách hàng, Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ (BVNT) là một trong những doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ lớn nhất Việt Nam.
BVNT đã ưu tiên lựa chọn triển khai tự động gồm: Quy trình tự động hóa tại Trụ sở chính với các thủ tục thủ công và lặp lại thường xuyên như nhập liệu, quy trình đối chiếu số liệu, quy trình phân quyền...
Ngoài ra, công ty còn sử dụng các trợ lý ảo có khả năng mô phỏng và học tập các thao tác của con người trên máy tính, từ đó tự động hóa tác vụ và giải phóng nhân viên khỏi các thao tác thủ công.
Để đáp ứng nhu cầu tự động hóa các nghiệp vụ phức tạp và toàn diện hơn, giải pháp akaBot còn được liên tục tích hợp các công nghệ nâng cấp robot như Trí tuệ nhân tạo (AI), Xử lý dữ liệu thông minh (IDP), Trích Xuất Văn Bản Bằng Hình Ảnh (OCR) hoặc Máy học (Machine Learning).
Rút ngắn quy trình làm việc, tăng tính minh bạch
Thông qua việc triển khai trợ lý robot ảo tự động hóa RPA akaBot vào 4 quy trình tại Trụ sở chính, Bảo Việt Nhân thọ đã giảm thiểu tới 99.9% sai sót của các quy trình này, tiết kiệm hơn 80% thời gian xử lý công việc, tiết kiệm khoảng 5.700 giờ làm việc/năm, đảm bảo đáp ứng nhu cầu kinh doanh, tăng hiệu suất vận hành cho doanh nghiệp, đồng thời góp phần giảm thiểu nghiệp vụ thủ công, từ đó giúp cán bộ nhân viên dành thời gian để cho các nghiệp vụ có nhiều giá trị và sáng tạo hơn.
"Dự án triển khai cùng Bảo Việt Nhân thọ là minh chứng tiêu biểu việc ứng dụng linh hoạt công nghệ, giúp tối ưu vận hành và kinh doanh trong ngành Bảo hiểm. Trong các giai đoạn triển khai tiếp theo, chúng tôi đặt mục tiêu không chỉ đồng hành để tối ưu các quy trình trong Bảo Việt Nhân thọ với tự động hóa mà còn tập trung khai thác tiềm năng của AI nhằm nâng cao năng lực trong các khâu tuyển dụng đại lý, bán hàng trực tiếp, phát triển sản phẩm" - Ông Bùi Đình Giáp, Giám đốc Điều hành akaBot, FPT IS chia sẻ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!