Sẽ lắp máy quét mã QR đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông

N.M (t/h)-Thứ ba, ngày 07/12/2021 06:46 GMT+7

Ảnh: TTXVN

VTV.vn - Việc lắp đắt máy quét mã QR trên tuyến sẽ giúp công tác phòng chống dịch hiệu quả hơn. Hành khách chỉ phải sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chip để khai báo y tế tại máy.

Cơ quan chức năng sẽ khảo sát các địa điểm để đặt máy quét mã QR phục vụ phòng chống dịch. Thông tin mới được Cảnh sát giao thông Hà Nội đưa ra.

Trước đó, qua khảo sát hành khách đi tàu, việc khai báo y tế điện tử hoặc khai báo trực tiếp là không phù hợp và không đảm bảo quy định 5K của Bộ Y tế.

Sẽ lắp máy quét mã QR đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông - Ảnh 1.

Đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông trong ngày đầu vận hành thương mại. Mỗi đoàn tàu có 4 toa, sức chở hơn 960 người, vận tốc thiết kế 80 km/h và vận tốc khai thác thương mại trung bình 35 km/h. Ảnh: Huy Hùng - TTXVN

Theo báo An ninh Thủ đô, Phòng Cảnh sát giao thông CATP Hà Nội chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo thuận lợi, an toàn cho người dân đi lại trên tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Chỉ huy Phòng Cảnh sát giao thông chỉ đạo Đội Cảnh sát giao thông đường sắt và các đội nghiệp vụ tiếp tục chủ động, tăng cường phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức đảm bảo trật tự an toàn giao thông, an ninh trật tự, sớm đưa hệ thống camera quét mã QR vào sử dụng, đảm bảo cho nhân dân, hành khách đi lại an toàn trên tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Sẽ lắp máy quét mã QR đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông - Ảnh 2.

Đại tá Dương Đức Hải, Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông, CATP Hà Nội (ngoài cùng bên trái) và các đơn vị tham gia khảo sát, đánh giá toàn diện công tác đảm bảo ATGT, ANTT liên quan đến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. ẢNh: ANTĐ

Đúng giờ cao điểm sáng 6/12, Đại tá Dương Đức Hải - Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông cùng tổ công tác của đơn vị, cùng ông Vũ Hồng Trường - Tổng Giám đốc Hà Nội Metro đã đi kiểm tra, khảo sát, thống nhất các nội dung nhằm đánh giá đúng những vấn đề trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, an ninh trật tự tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Hai bên cũng đã đánh giá tình hình đi lại của hành khách; nơi trông giữ phương tiện; các điều kiện cơ sở phòng, chống dịch COVID-19... Đặc biệt, qua việc kiểm tra khảo sát này, Phòng Cảnh sát giao thông muốn các đơn vị nhìn nhận rõ tác động của sự dịch chuyển hành khách với hệ thống giao thông trên trục Cát Linh - Hà Đông, các khu vực giao thông lân cận, từ đó tiếp tục chủ động, hiệu quả hơn nữa trong công tác phân luồng, đảm bảo an toàn giao thông.

Bắt đầu từ ga Cát Linh - Hà Đông, tuyến đường sắt trên cao đi qua 12 ga trên tổng chiều dài tuyến đường là hơn 13km. Lịch hoạt động của đường sắt Cát Linh - Hà Đông bắt đầu từ 5h30 và đóng chuyến là 22h30 hàng ngày. Những thông tin về giãn cách tàu chạy ở cả 2 giai đoạn 1 và 2 tương ứng với thời gian tàu dừng tại ga, tốc độ di chuyển của đoàn tàu qua mỗi ga, trên toàn tuyến… được ông Vũ Hồng Trường trao đổi cặn kẽ với chỉ huy Phòng Cảnh sát giao thông.

Đoàn công tác của Phòng CSGT dành nhiều sự quan tâm tới lượng hành khách và trao đổi với đại diện Hà Nội Metro chi tiết về sự biến động số lượng hành khách ở từng thời điểm, mốc giờ trong ngày; so sánh giữa số lượng hành khách dịch chuyển giữa ngày thường và cuối tuần. Qua từng ga, chỉ huy Phòng Cảnh sát giao thông đều yêu cầu Đội Cảnh sát giao thông đường sắt và các đơn vị chú ý mật độ phương tiện và người tham gia giao thông phía dưới.

"Mục đích của việc khảo sát kỹ là để dựng được "bản đồ" dịch chuyển về giao thông trên toàn tuyến Cát Linh - Hà Đông; đánh giá đúng, sát thực những tác động về hoạt động vận chuyển hành khách đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông với các khu vực giao thông xung quanh, các quận, địa bàn nơi tuyến đường sắt này đi qua", Đại tá Dương Đức Hải chia sẻ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước