Để có thể đánh giá thực chất kết quả 12 năm học phổ thông, kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, năm nay sau khi có phổ điểm thi, Bộ sẽ tiến hành đối chiếu với học bạ.
Thực ra không phải chờ đến mùa thi năm nay mà trước đó, việc đối sánh giữa kết quả học tập và điểm thi THPT là công tác đã được các trường tuyển sinh bằng phương pháp xét tuyển học bạ sử dụng hiệu quả. Tại Đại học Đại Nam, việc rà soát kết quả học tập được tiến hành ngay từ khi nộp hồ sơ bằng cách khuyến khích các thí sinh đến trường đăng ký trực tiếp. Kinh nghiệm xét tuyển giúp nhà trường phát hiện ra các trường hợp bất thường sau khi đối chiếu với điểm thi.
Trên phạm vị cả nước, nhờ việc công bố phổ điểm các môn thi, số điểm 9, 10 của toàn quốc và các tỉnh, thành mà năm 2018 đã phát hiện vụ việc gian lận thi cử nghiêm trọng ở Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La. Ủng hộ vì nhận thấy việc so sánh dữ liệu học tập và thi cử sẽ tạo ra những hiệu ứng tích cực nhưng rất nhiều các nhà giáo dục cho rằng đây chỉ là giải pháp có tính hậu kiểm.
Một băn khoăn lớn đặt ra đó là tính khả thi của công tác đối sánh này. Việc đối chiếu điểm thi sẽ dành cho các trường hợp cá biệt hay cho tất cả, cách thức đối chiếu thủ công hay hiện đại. Việc sớm xây dựng một hệ thống đối sánh quốc gia với các tiêu chí khác nhau giữa các địa phương trong toàn quốc và từng vùng là đề xuất mà dư luận đang đặt ra cho mùa thi năm nay.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!