Quyền lợi của lái xe công nghệ khi tham gia BHXH ra sao?

Ban Thời sự-Thứ năm, ngày 11/01/2024 06:00 GMT+7

VTV.vn - Đóng góp vào Luật BHXH sửa đổi, nhiều ý kiến đề xuất cần xem xét đưa tài xế công nghệ vào nhóm bổ sung tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Lái xe công nghệ không còn là công việc kiếm thêm lúc nhàn rỗi mà đã trở thành một nghề. Gần như toàn thời gian lái xe ngoài đường, đi kèm là những rủi ro tiềm ẩn. Nhưng lực lượng này lại không tiếp cận các gói an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội…

Đóng góp vào Luật BHXH sửa đổi, nhiều ý kiến đề xuất cần xem xét đưa tài xế công nghệ vào nhóm bổ sung tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trách nhiệm của người sử dụng lao động như thế nào?

Hiện nay, nền kinh tế việc làm tự do đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Như là các tài xế xe công nghệ như Grab và giao hàng công nghệ đang tăng nhanh. Với nhiều tài xế, họ có thể nói đây là một nghề, hoặc có người chạy xe công nghệ là giải pháp việc làm tạm thời, linh động trước những biến động của nền kinh tế, trong thời gian thất nghiệp chẳng hạn.

Qua khảo sát, tài xế làm việc trung bình từ 8 - 13h (toàn thời gian); 5- 6h/ngày (bán thời gian). Như vậy, so sánh với số giờ làm việc theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 thì số giờ làm việc trung bình một ngày của tài xế gần ở ngưỡng giới hạn tối đa 12h/ngày. Cùng với đó là các rủi ro về sức khoẻ. Việc tự đóng bảo hiểm vẫn vượt quá khả năng chi trả. Nhiều ý kiến đề xuất cần xem xét đưa tài xế công nghệ vào nhóm đối tượng bổ sung tham gia BHXH bắt buộc nhằm lấp đầy khoảng trống an sinh cho nhóm lao động này.

Cả nước có khoảng 200.000 lái xe công nghệ cả xe máy và ô tô, phần lớn từ 25- 35 tuổi. Nhưng mới chỉ có khoảng 7% trong số này tham gia BHXH tự nguyện.

Một rào cản lớn nhất hiện nay đó chính là lái xe công nghệ chỉ có hợp đồng đối tác với các đơn vị cung cấp ứng dụng, không phải hợp đồng lao động nên rất khó để tham gia BHXH bắt buộc.

Khác với nền kinh tế truyền thống, người lao động trong nền kinh tế việc làm tự do có thể linh hoạt/tự do tiếp nhận các công việc thay vì công việc cố định, nhận các hợp đồng ngắn hạn, thực hiện công việc theo yêu cầu. Ở một số quốc gia như tại Singapore, một chương trình cứu trợ ngắn hạn chấn thương lao động mới dành cho những người làm công việc tự do và giao hàng mới đây đã được công bố. Theo đó, từ năm 2024, nhân viên giao hàng và những người lái xe tự do khác bị thương khi làm việc có thể nhận được một khoản hỗ trợ. Họ có thể nộp đơn xin phiếu mua hàng siêu thị trị giá 250 SGD để giúp họ trang trải trong khi chờ đợi thêm viện trợ từ các chương trình cứu trợ khác. Để đủ điều kiện nhận hỗ trợ, người lao động bị thương phải được chỉ định nghỉ phép để chữa bệnh hoặc nhập viện trong thời gian liên tục từ 5 ngày trở lên.

Quyền lợi của lái xe công nghệ khi tham gia BHXH ra sao? - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ.

Sự tăng trưởng về số lượng lao động trong nền kinh tế việc làm tự do ngày càng rõ ràng hơn, nhất là trong và sau dịch Covid-19, các doanh nghiệp sa thải nhân viên hoặc cắt giảm giờ làm việc, khiến công nhân đã phải tìm kiếm cơ hội việc làm khác, trong đó là nhóm lái xe công nghệ. Đây là thực trạng và cũng là bài toán về độ phủ an sinh sẽ phải tính đến dù là dưới hình thức như thế nào, đảm bảo công bằng, chăm lo khi gặp biến cố, trang trải khi về già… nhất là với những ngành nghề "Chưa ráo mồ hôi đã hết tiền".

Bà Phạm Minh Thu - Trưởng phòng nghiên cứu chính sách an sinh xã hôi, Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cùng trao đổi để làm rõ hơn về vấn đề này

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước