Quản lý hiệu quả rơm rạ giảm phát thải khí nhà kính

Khánh Trang, Duy Công-Thứ năm, ngày 09/03/2023 12:31 GMT+7

VTV.vn - Một dự án xây dựng và phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn từ rơm đã được Bộ NN&PTNT phối hợp Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế thực hiện.

Sản lượng rơm rạ mỗi năm tại Việt Nam là khoảng 40 triệu tấn trong đó, hơn một nửa được xử lý bằng cách đốt đồng gây ô nhiễm môi trường và tăng phát thải khí nhà kính.

Nguồn phụ phẩm từ rơm rạ tưởng chừng như bỏ đi nhưng nếu biết tận dụng có thể tái chế thành nhiều sản phẩm hữu ích. Người nông dân khi tham gia dự án sẽ được thực hành công nghệ canh tác lúa gạo bền vững, hữu cơ. Tận dụng rơm rạ để sản xuất các sản phẩm từ rơm như nấm rơm, thức ăn cho bò, phân bón sinh học, nhựa sinh học và nông nghiệp đô thị.

Ngoài ra, dự án cũng sẽ phát triển quản lý thu gom và vận chuyển rơm với hỗ trợ của cơ giới hóa và nông nghiệp số. Dự án kinh tế tuần hoàn dựa trên rơm rạ sẽ góp phần quan trọng hỗ trợ "Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long" của Việt Nam.

Mục tiêu của dự án là đẩy nhanh phát triển chuỗi giá trị "tuần hoàn, chỉ chính phẩm, không phụ phẩm", tăng thu nhập từ rơm, tăng giá trị sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế như sản xuất lúa gạo bền vững và phát thải thấp. Rơm rạ được thu gom khỏi đồng ruộng và được tái sử dụng, chế biến sẽ đạt ít nhất 80% diện tích thu hoạch.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước