Những vụ thất lạc nguồn phóng xạ nguy hiểm tại Việt Nam

Ban Thời sự-Thứ ba, ngày 05/01/2016 18:58 GMT+7

Nhà máy thép Pomina 3 tại KCN Phú Mỹ I, huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu phát hiện một nguồn phóng xạ dùng để đo mức thép Co-60 đã bị thất lạc. (Ảnh: alobacsi.com)

VTV.vn - Trong những năm gần đây, Việt Nam đã nhiều lần đối mặt với sự cố mất nguồn phóng xạ.

Tháng 4/2015, dư luận trong nước xôn xao vì vụ mất phóng xạ xảy ra tại Nhà máy thép Pomina 3 (Bà Rịa - Vũng Tàu). Vụ việc xảy ra sau quá trình bàn giao của cán bộ an toàn bức xạ cũ với cán bộ mới. Cán bộ mới sau khi nhận bàn giao đã phát hiện nguồn phóng xạ bị mất và ngay lập tức báo cáo cấp trên. Theo nhà máy thép, nguồn phóng xạ bị mất thuộc về nguồn Co - 60, là nguồn phóng xạ dùng để đo mực thép lỏng, tính nguy hiểm rất lớn một khi nhiễm xạ.

Năm 2014, nguồn phóng xạ Iridium Ir0192 của một công ty tên Apave bị mất cắp trong nhà trọ. Nguồn phóng xạ này xuất phát từ một thiết bị chụp ảnh. Nó được xếp loại 4 trong bảng phân loại về mức độ nguy hiểm của phóng xạ quốc tế.

Cuối năm 2007, Công ty TNHH Anpha trong khi thực hiện nhiệm vụ chụp ảnh phóng xạ kiểm tra các mối hàn tại giàn khoan BOD đã phát hiện bị mất nguồn phóng xạ.

Riêng trong năm 2006, đã có 2 vụ thất lạc nguồn phóng xạ. Theo đó, tại Viện Công nghệ Xạ hiếm, những người thu mua đồng nát được cho là đã lấy trộm một số đồ dùng chứa nguồn phóng xạ. Trong sự cố này, chất phóng xạ sau đó đã được thu hồi lại. Tiếp theo, tháng 7/2006, Công ty Cổ phần Xi măng sông Đà đã tháo bộ nguồn phóng xạ phát gama khỏi vị trí điều khiển, chuyển đặt tại vị trí sàn bê tông của đáy Lò Nung. Sau đó, bộ phận này đã bị mất.

Như vậy, trong vòng hơn 13 năm, Việt Nam đã phát hiện 8 vụ thất lạc nguồn phóng xạ gây nguy hiểm và lo lắng cho dân cư các khu vực.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước