Kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu trong ba năm, tập trung vào 5 nhóm vấn đề chính. Trong đó, nội dung cải cách tài chính với vấn đề mấu chốt là tự chủ đại học - một điểm nghẽn được cho là khiến giáo dục đại học của Việt Nam mãi vẫn chưa bứt lên được.
Theo kiến nghị này, việc giữ mức học phí thấp để người nghèo có thể tiếp cận cánh cổng vào đại học là một chủ trương sai lầm. Thay vì tạo ra công bằng, chính điều này đang kìm hãm sự phát triển của hệ thống đại học trong nước.
3 vấn đề lớn mà tài chính giáo dục đại học Việt Nam đang phải đối mặt, theo quan điểm của nhóm các nhà khoa học này, gồm: thiếu kinh phí, bất bình đẳng trong cơ hội tiếp cận và thiếu tự chủ.
Mức đầu tư của Nhà nước cho các trường công còn rất thấp dẫn đến hệ quả chất lượng đào tạo suy giảm, cơ sở vật chất không đáp ứng yêu cầu và xuống cấp, bất bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục đại học giữa người giàu và người nghèo…
3 khuyến nghị mà nhóm Đối thoại Giáo dục đưa ra là: Tăng đầu tư toàn xã hội vào hệ thống đại học, bao gồm cả từ ngân sách lẫn đóng góp của xã hội; Tự chủ tài chính cho các đại học; Thay đổi cách phân bổ ngân sách cho từng trường và chia thành ba kênh (Hỗ trợ trực tiếp cho từng trường; Hỗ trợ thông qua học bổng và tín dụng sinh viên; Hỗ trợ thông qua tài trợ nghiên cứu khoa học).
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.