Sau thời gian vận động người dân mở lối thoát hiểm thứ 2 cho ngôi nhà của mình, đến nay nhiều thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đã có một phong trào thực hiện việc này đối với nhà ở, kết hợp với kinh doanh, các khu chung cư mini..., từ đây giúp giảm đáng kể thiệt hại do hỏa hoạn gây ra. Trong tháng 10 vừa qua, toàn quốc xảy ra 282 vụ hỏa hoạn, tăng 44 vụ so với tháng 10 năm 2023, số người thiệt mạng là 4 người, giảm 8 người so với cùng kỳ năm trước.
Trước đây, ông Hiệp chỉ nghĩ rằng, làm khung sắt bao bọc xung quanh nhà để chống trộm cắp, mà không lường đến trường hợp nếu có cháy nổ thì thoát ra đường nào. Sau khi được giải thích, ông nhận ra tầm quan trọng của lối thoát nạn thứ 2.
"Bản thân mình phải phòng cháy để tự bảo vệ cho gia đình và hàng xóm", ông Nguyễn Văn Hiệp (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ.
Mở một lối thoát nạn thứ 2 cho ngôi nhà là yêu cầu cơ bản, cùng với các biện pháp phòng ngừa, chữa cháy khác.
"Tùy từng mô hình, chúng tôi sẽ tư vấn cho người dân làm sao để các khu vực trong nhà có thể di chuyển đến lối thoát hiểm thứ 2 một cách nhanh nhất", ông Nguyễn Dân Huy (Chủ tịch UBND phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết.
Tuy nhiên việc mở lối thoát nạn thứ 2 ở những dãy nhà san sát, trong những con ngõ hẹp và dài không dễ thực hiện, nên thêm vào đó là những người tự giác góp công, góp sức, góp kiến thức vào tổ liên gia phòng cháy chữa cháy.
Mở một lối thoát nạn thứ 2 cho ngôi nhà là yêu cầu cơ bản, cùng với các biện pháp phòng ngừa, chữa cháy khác.
Nhiều vụ việc thương tâm xảy ra thời gian qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề về người, có phần nguyên nhân từ việc chỉ có một hướng để tháo chạy trước ngọn lửa.
Lối thoát hiểm thứ 2 vừa là yêu cầu cần có, vừa là việc nhiều chủ nhà đã ý thức và thay đổi. Gần đây, nhiều ngôi nhà đã có thêm đường thoát phía sau, thay vì hàng rào bao bọc chống trộm.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!