Nhiều cung sạt trượt xuất hiện, Cao Bằng di dời dân khẩn cấp tránh sạt lở

Nguyễn Ngân-Thứ hai, ngày 23/09/2024 09:23 GMT+7

VTV.vn - Thời điểm này, nhiều cung sạt trượt gần 1 km tiếp tục xuất hiện tại các thôn, bản ở Cao Bằng. Chính quyền địa phương đã di dời người dân khẩn cấp.

Nguyên Bình và Bảo Lạc là 2 huyện đang chịu ảnh hưởng nặng nhất của tỉnh Cao Bằng sau đợt mưa lũ, sạt lở đất khiến 55 người thiệt mạng, 2 người mất tích.

Theo thống kê, hiện đã có khoảng gần 1.000 người dân toàn tỉnh Cao Bằng đang phải sống tạm trong nhiều khu vực để tránh sạt lở.

Những vết nứt đất, kèm đất đá trượt xuống sát mái nhà dân. 125 hộ đồng bào dân tộc Dao trong đêm di chuyển khỏi bản Lũng Luông. Những lán trại dựng tạm dọc đường. Bà con không kịp mang theo đồ đạc.

"Lở quá nhiều ban đêm, ai cũng chạy hết, mưa to quá. Tính mạng mình, sau mình còn làm việc", anh Lý Tòn Nhậy (thôn Lũng Luông, xã Vũ Nông, Nguyên Bình, Cao Bằng) chia sẻ.

Nhiều cung sạt trượt xuất hiện, Cao Bằng di dời dân khẩn cấp tránh sạt lở - Ảnh 1.

Nguyên Bình và Bảo Lạc là 2 huyện đang chịu ảnh hưởng nặng nhất của tỉnh Cao Bằng sau đợt mưa lũ, sạt lở đất khiến 55 người thiệt mạng, 2 người mất tích.

Nằm trên đỉnh núi cao nhất của xã Ca Thành, bản đồng bào dân tộc Mông, toàn bộ người dân cũng được kịp thời di dời khỏi đây. Trước mắt bà con về ở tạm tại sân trường mầm non của xã.

Một lượng lớn đất đá đã đổ xuống nhiều nền nhà. Vị trí sàn nhà bị sụt lún xuống khoảng 1 m. Một cung sạt trượt bao phủ toàn bộ bản làng và hiện có thể đổ ụp xuống đây đất cứ khi nào.

Trong 1.000 người dân của tỉnh Cao Bằng phải di dời khỏi vùng có nguy cơ sạt lở, đa phần đều đang ở tạm tại nhiều khu vực rừng núi.

Không thể để người dân ở mãi thế này, nhưng tìm đâu ra quỹ đất tái định cư an toàn đang là trăn trở lớn nhất của chính quyền địa phương.

"Bà con sống ở vùng núi cao, đất không có, cũng có thể không thể di dời đi đâu được; phải xác định sống chung, làm thế nào để cảnh báo, hạn chế tối đa thiệt hại khi có thiên tai", ông Hoàng Xuân Ánh (Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng) cho biết, "chúng tôi kiến nghị Chính phủ, bộ ngành quan tâm, bố trí những vị trí quan trắc để cảnh báo từ sớm, từ xa để người dân cảnh giác với nguy cơ thiên tai có thể xảy ra bất cứ lúc nào".

Nhiều người vẫn trở lại bản để chăm sóc đàn vật nuôi, hoặc di dời những tài sản có giá trị. Trong vụ sạt lở tại 2 thôn của huyện Nguyên Bình, có những người dân thiệt mạng vì quay lại lấy tài sản.

Sạt lở đất đá vào khu ký túc xá, Thanh Hóa di dời khẩn cấp hơn 200 học sinh Sạt lở đất đá vào khu ký túc xá, Thanh Hóa di dời khẩn cấp hơn 200 học sinh

VTV.vn - Tại huyện Mường Lát, Thanh Hóa, 214 học sinh tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Trung Lý đã được di dời khẩn cấp tới nơi an toàn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước