Nhà ở hộ gia đình, nhà kết hợp kinh doanh phải có lối thoát nạn thứ 2

PV-Thứ tư, ngày 03/07/2024 12:06 GMT+7

Trong 10 năm (2014 - 2023), trên địa bàn Hà Nội xảy ra 4.459 vụ cháy, 18 vụ nổ. (Ảnh minh họa - Ảnh: VGP)

VTV.vn - Hà Nội đặt mục tiêu 100% nhà ở hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh phải mở "lối thoát nạn thứ 2".

HĐND TP Hà Nội vừa thông qua nghị quyết ban hành Đề án nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2025, định hướng năm 2030.

Nghị quyết được ban hành trong bối cảnh trên địa bàn thành phố xảy ra nhiều vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản.

Đề án đặt mục tiêu 100% cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan thành phố, học sinh các cấp, bậc học được tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.

Đồng thời, 100% hộ gia đình tự trang bị bình chữa cháy; mỗi gia đình có một người được tập huấn kỹ năng chữa cháy, thoát nạn. Với hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, 100% phải mở lối thoát nạn thứ 2.

Từ nay đến năm 2030, thành phố di dời các cơ sở hóa chất trong khu dân cư đến khu/cụm công nghiệp, phù hợp quy hoạch của ngành Công Thương. Lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thành phố được trang bị phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hiện đại, phục vụ chữa cháy các loại hình cơ sở đặc thù, phức tạp dưới hầm sâu, trong ngõ nhỏ, hẹp, cháy rừng.

Đến năm 2030, quy hoạch và xây dựng mới 33 vị trí trụ sở, doanh trại, bảo đảm bán kính chạy cháy, đáp ứng công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Lực lượng công an cấp xã, dân phòng được trang bị bổ sung xe mô tô và phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ bảo đảm đáp ứng phương châm "4 tại chỗ".

Đến năm 2030, thành phố hoàn thành lắp đặt 3.050 trụ chữa cháy ngoài nhà; khoảng 9.483 tuyến đường, phố, ngõ, ngách có chiều sâu hơn 200 m có phương án bổ sung đường ống cấp nước, trụ hoặc họng tiếp nước; hoàn thành khoảng 433 bể nước, trạm bơm chữa cháy tại các khu vực công cộng, 4 bến lấy nước, 900 hố thu nước chữa cháy thuộc khu dân cư nguy hiểm cháy, nổ.

TP Hà Nội dự kiến kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của đề án từ nay đến năm 2030 khoảng hơn 26.300 tỷ đồng.

Thống kê của UBND TP Hà Nội cho thấy, trong 10 năm (2014 - 2023), trên địa bàn xảy ra 4.459 vụ cháy, 18 vụ nổ. Đặc biệt, vụ cháy chung cư mini vào ngày 12/9/2023, ở phường Khương Đình (quận Thanh Xuân) làm 56 người chết.

Tháng 5/2024, vụ cháy nhà trọ ở phố Trung Kính (quận Cầu Giấy) cũng làm 14 người thiệt mạng. Đến ngày 16/6, tại phố Định Công Hạ (quận Hoàng Mai) lại xảy ra vụ cháy lớn làm 4 người tử vong.

Các vụ hỏa hoạn gây hậu quả nghiêm trọng trên địa bàn Thủ đô thời gian gần đây đều có chung đặc điểm là nhà nằm sâu trong ngõ, ngách khiến lực lượng chức năng rất khó tiếp cận để chữa cháy và cứu nạn. Ngoài ra, một số nhà ở kết hợp kinh doanh khi xảy ra cháy, nổ cũng khiến lực lượng chức năng khó dập lửa.

UBND TP Hà Nội cho biết, trên địa bàn có hơn 4.500 tuyến đường, phố, ngõ, ngách, hẻm... có chiều dài hơn 200 m, xe chữa cháy không thể tiếp cận được (chủ yếu tập trung tại các quận nội thành).

Công an Hà Nội khuyến cáo an toàn PCCC và thoát nạn sau hàng loạt vụ cháy nghiêm trọng Công an Hà Nội khuyến cáo an toàn PCCC và thoát nạn sau hàng loạt vụ cháy nghiêm trọng

VTV.vn - Công an thành phố Hà Nội vừa đưa ra khuyến cáo các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC và thoát nạn đối với loại hình nhà ống, nhà ở cao tầng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước