Không phải nông dân nào ở Lâm Đồng cũng để tâm đến việc liệu rằng nhà kính mà họ đang canh tác có ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan hay không? Nông dân này làm, nông dân khác cũng làm theo kiểu bằng mọi giá phải có nhà kính thì mới canh tác.
"Nhà ai cũng phải làm, không có cũng phải đi vay mượn để làm. Không vay được thì vay nóng để mà làm" - một nông dân cho biết.
Đến lúc này, Lâm Đồng có gần 4.500 ha nhà kính, 1.200 ha nhà lưới, 60% nhà kính tập trung ở Đà Lạt. Tăng nóng nhà kính đã khiến Đà Lạt không còn là "thành phố trong rừng" mà bị biến dạng, kéo theo hàng loạt điều tồi tệ về môi trường, cảnh quan.
Một trong những phương án điều chỉnh phát triển nhà kính được ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng đưa ra là hạn chế làm nhà kính tại khu vực trung tâm Đà Lạt. Để giảm mật độ nhà kính tại nội đô, không gì khác là phải chuyển đổi cây trồng, từ những cây phải trồng trong nhà kính sang những cây không cần thiết trồng trong nhà kính.
Chuẩn hóa nhà kính và quy hoạch vùng sản xuất trong nhà kính là con đường duy nhất để kiểm soát việc phát triển nhà kính. Có như vậy mới vừa phát triển nông nghiệp công nghệ cao vừa trả lại những giá trị vốn có của Đà Lạt trước khi quá muộn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!