Đúng với những dự báo trước đó, rạng sáng ngày 29/10 theo giờ Việt Nam, hiện tượng nguyện thực một phần đã xuất hiện.
Nguyệt thực một phần có thẻ quan sát trên bầu trời Việt Nam vào rạng sáng ngày 29/10.
Nguyệt thực rạng sáng 29/10 diễn ra với tổng thời lượng khi bắt đầu cho đến khi kết thúc hiện tượng nguyệt thực một phần là 1 giờ 17 phút 16 giây. Cụ thể, nguyệt thực một phần bắt đầu vào lúc 2h35’ sáng và đạt cực đại vào lúc 3h14’ trước khi kết thúc vào 3h52’ sáng ngày 29/10 theo giờ Việt Nam.
Mặt trăng quan sát được từ Việt Nam tại thời điểm trước khi diễn ra nguyệt thực.
Mặt trăng tại thời điểm bắt đầu có nguyệt thực một phần
Mặt trăng ở thời điểm nguyệt thực đạt cực đại.
Tại TP Hồ Chí Minh, thời tiết khá thuận lợi cho việc quan sát nguyệt thực với bầu trời quang, không nhiều mây và không có mưa. Người quan sát có thể theo dõi trọn vẹn quá trình diễn ra nguyệt thực từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc.
Đây là hiện tượng nguyệt thực một phần với độ che phủ tương đối thấp (chỉ khoảng 12%) tuy nhiên, đây sẽ là lần cuối cùng trong vòng 2 năm tới, chúng ta có thể quan sát được nguyệt thực từ Việt Nam. Lần tiếp theo chúng ta có thể theo dõi hiện tượng này là vào tháng 9/2025, lần đó sẽ là nguyệt thực toàn phần.
Nguyệt thực một phần xảy ra khi Trái Đất di chuyển giữa Mặt Trời và Mặt Trăng nhưng ba thiên thể không tạo thành một đường thẳng trong không gian. Điều đó nghĩa là chỉ một phần của mặt trăng sẽ lọt vào phần tối nhất của bóng Trái đất, gọi là vùng tối. Phần còn lại của Mặt Trăng được bao phủ bởi phần bên ngoài của bóng Trái Đất, gọi là vùng nửa tối.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!