Nghệ An: Chủ động các phương án đảm bảo an toàn ứng phó bão Trami

PV (t/h)-Thứ tư, ngày 23/10/2024 15:18 GMT+7

VTV.vn - Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Nghệ An vừa ban hành Công điện số 8 đề nghị các bên liên quan ứng phó với bão TRAMI.

Ứng phó bão TRAMI: Chủ động các phương án đảm bảo an toàn - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Nguyên Lý/TTXVN

Nhằn chủ động ứng phó với bão TRAMI, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Nghệ An đã có Công điện số 08, chỉ đạo các các sở, ban, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, chỉ đạo các biện pháp sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.

Theo đó, trên biển cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, thông báo cho thuyền trưởng, chủ phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động biết để chủ động phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo an toàn về người và tài sản; duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời tình huống xấu có thể xảy ra; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Trên đất liền cần rà soát, sẵn sàng phương án ứng phó mưa lớn gây ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét…; triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất; chủ động di dời người dân đến nơi an toàn.

Các địa phương canh gác, kiểm soát, hướng dẫn bảo đảm giao thông an toàn cho người và phương tiện, nhất là tại ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, nơi xảy ra sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở; bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục chính. Đồng thời, tổ chức vận hành và triển khai phương án đảm bảo an toàn hồ chứa và hạ du, đặc biệt hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu, công trình đang thi công; bố trí lực lượng thường trực vận hành điều tiết, sẵn sàng xử lý tình huống có thể xảy ra.

Các cơ quan truyền thông, Đài Thông tin duyên hải Bến Thủy tăng cường thông tin về diễn biến thời tiết, thiên tai để các cấp chính quyền và người dân biết chủ động phòng tránh, ứng phó.

Các sở, ban, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo biện pháp sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.

Huyện Diễn Châu có hơn 25km đường bờ biển; trên 1.000 phương tiện đánh bắt, khai thác thủy, hải sản, trong đó có hơn 500 phương tiện tàu, thuyền đánh cá của ngư dân chuyên đánh bắt hai sản xa bờ, chủ yếu ở các xã Diễn Ngọc, Diễn Thành, Diễn Bích... Phó Chủ tịch UBND xã Diễn Bích Nguyễn Văn Liên, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã cho biết, ngày 22/10, ngư dân, chủ tàu, thuyền đã nắm được thông tin, diễn biến, hướng đi của bão.

Trong sáng 23/10, phần lớn các chủ tàu, thuyền có công suất lớn tạm ngừng ra khơi, cho phương tiện neo đậu ở các bến bãi trong sông, lạch. Các tàu, thuyền, bè mảng công suất nhỏ, đánh bắt vùng lộng, đi về trong ngày vẫn khai thác. Tuy nhiên, chính quyền xã khuyến cáo, trong quá trình khai thác trên biển, chủ tàu, thuyền viên phải đảm bảo thường xuyên giữ mối liên lạc với người nhà, hội viên Nghiệp đoàn nghề cá để trao đổi, nắm rõ thông tin thời tiết, chủ động phòng tránh, không đi vào vùng nguy hiểm và sớm vào đất liền khi lực lượng chức năng yêu cầu.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước