Lương tối thiểu vùng tăng, tiền đóng bảo hiểm xã hội thay đổi thế nào?

Minh Đức-Thứ tư, ngày 15/06/2022 13:20 GMT+7

VTV.vn - Lương tối thiểu vùng thay đổi có thể liên quan đến tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng được tăng thêm 6% từ ngày 1/7/2022.

Cụ thể, Nghị định 38 quy định các mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng: Vùng I tăng 260.000 đồng, từ 4.420.000 đồng/tháng lên 4.680.000 đồng/tháng. Vùng II tăng 240.000 đồng, từ 3.920.000 đồng/tháng lên 4.160.000 đồng/tháng. Vùng III tăng 210.000 đồng từ 3.430.000 đồng/tháng lên 3.640.000 đồng/tháng. Vùng IV tăng 180.000 đồng từ 3.070.000 đồng/tháng lên 3.250.000 đồng/tháng. Về mức lương tối thiểu giờ, vùng I là 22.500 đồng/giờ, vùng II là 20.000 đồng/giờ, vùng III là 17.500 đồng/giờ, vùng IV là 15.600 đồng/giờ. Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động.

Trước những thay đổi này, các doanh nghiệp sẽ phải thực hiện một số điều chỉnh để phù hợp với quy định của pháp luật.

Cụ thể, lương tối thiểu vùng thay đổi có thể liên quan đến tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Theo hướng dẫn tại Quyết định 595/QĐ-BHXH, hằng tháng người sử dụng lao động sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo các tỷ lệ nhất định được tính dựa trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.

Theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng thêm 6% từ ngày 1/7/2022, dẫn đến tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng có sự điều chỉnh. Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Nếu doanh nghiệp đang đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo mức lương tối thiểu vùng thì từ ngày 1/7/2022, số tiền hằng tháng mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đóng các loại bảo hiểm bắt buộc nói trên sẽ tăng thêm so với trước.

Trường hợp đã đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo mức lương cao hơn lương tối thiểu vùng, thì số tiền đóng các loại bảo hiểm bắt buộc của doanh nghiệp không cần điều chỉnh tăng.

Thủ tướng đối thoại với công nhân: Sẽ giảm dần thời gian đóng BHXH, có thể còn 10 năm Thủ tướng đối thoại với công nhân: Sẽ giảm dần thời gian đóng BHXH, có thể còn 10 năm

VTV.vn - Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi trình Quốc hội tới đây sẽ rút dần thời gian đóng xuống 15 năm và tiến tới có thể 10 năm để được hưởng lương hưu.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước