Làn sóng kiều bào, người nước ngoài về Việt Nam chữa hiếm muộn

Hoài Thương-Thứ ba, ngày 09/01/2024 08:00 GMT+7

Các chuyên gia trong chương trình.

VTV.vn- Công nghệ điều trị hiện đại, chi phí thấp, dịch vụ cao cấp… Việt Nam nói chung, Hệ thống BVĐK Tâm Anh nói riêng đã thu hút hàng nghìn vợ chồng hiếm muộn trên khắp thế giới.

Đó là chia sẻ của các bác sĩ tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh trong chương trình tư vấn trực tuyến "IVF cho kiều bào, người nước ngoài & ở xa" được phát sóng vào tối 5/1/2024 vừa qua.

ThS.BS Giang Huỳnh Như, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh (IVF Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh) không thể quên cảnh chị Mascarenas Ma. Cecille Torralba (43 tuổi, Quốc tịch Philippines) giàn giụa nước mắt khi đến khám sau 10 năm vô sinh, nhiều lần thụ tinh ống nghiệm (IVF) ở nước sở tại đều thất bại. Khi được bác sĩ tại nước sở tại giới thiệu đến với IVF Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh, sợi dây hy vọng duy nhất của vợ chồng họ là đến Việt Nam, gặp bác sĩ Như.

Lần đầu tiên đến Việt Nam, sau 2 năm mỏi mòn chờ đợi do dịch Covid-19, họ không khỏi bỡ ngỡ, nhưng cuối cùng mọi quy trình khám và điều trị đều diễn ra thuận lợi bởi được đội ngũ nhân viên chuyên môn hỗ trợ thực hiện các thủ tục pháp lý, giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Anh với bác sĩ điều trị. Lần đầu tiên chuyển phôi duy nhất, chị đậu thai, trở về nước nhưng không may sẩy thai. Kiên trì thêm, họ trở lại Việt Nam điều trị IVF thêm 2 lần. May mắn đã mỉm cười khi chị đậu thai và sinh được bé trai khỏe mạnh vào tháng 6/2023.

Lần đầu tiên chạm đến ước mơ làm mẹ, chị Torralba nghẹn ngào trong niềm hạnh phúc. "Đến IVF Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam chữa hiếm muộn là quyết định đúng đắn nhất trong cuộc đời tôi", từ Philippines, chị Torralba gửi tin nhắn đầy tâm tình ấy đến với bác sĩ Như. Chị gửi thêm hình ảnh vợ chồng hạnh phúc bên con trai vừa chào đời và sự biết ơn đặc biệt đến vị bác sĩ giỏi, tận tâm giúp mình "tìm con".

Ở Quốc đảo Philippines, chị Torralba trở thành "tuyên truyền viên" đặc biệt, giúp bạn bè, người thân ở Philippines biết nhiều hơn đến Việt Nam. Một người bạn đồng cảnh ngộ hiếm muộn với chị Torralba đã theo lời giới thiệu được các bác sĩ IVF Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh khám Online "xuyên biên giới" sau đó đến Việt Nam trực tiếp điều trị.

Theo bác sĩ Như, đó là những trường hợp trong hàng nghìn vợ chồng có yếu tố nước ngoài khiến bác sĩ đặc biệt ấn tượng. Tiếng lành đồn xa, họ tiếp tục giới thiệu những người thân quen ở nước sở tại tìm đến IVF Tâm Anh ngày càng nhiều, từ khắp các nước trên thế giới như: Nga, Mỹ, Anh, Canada, Singapore, Philippines, Úc, Nhật Bản, Campuchia, Peru…

Làn sóng kiều bào, người nước ngoài về Việt Nam chữa hiếm muộn - Ảnh 1.

ThS.BS Giang Huỳnh Như trong chương trình.

Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ mắc các vấn đề về sinh sản ở cả hai giới ngày càng tăng, do bệnh lý, môi trường ô nhiễm, lối sống lạm dụng chất kích thích… Ước tính, cứ 6 người trên thế giới có một người vô sinh do các nguyên nhân. Ngoài ra, xu hướng kết hôn muộn và tỷ lệ sinh giảm ở Việt Nam dự kiến sẽ làm tăng nhu cầu thụ tinh trong ống nghiệm.

Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng phòng khám và bệnh viện IVF ở Việt Nam cũng góp phần thúc đẩy khả năng tiếp cận các phương pháp điều trị hỗ trợ sinh sản, mang tới triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ cho thị trường thụ tinh trong ống nghiệm ở Việt Nam.

26 năm qua, từ 3 cơ sở đầu tiên, Việt Nam đã phát triển 54 cơ sở hỗ trợ sinh sản toàn quốc, làm chủ nhiều kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, mang lại hiệu quả cao. Tỷ lệ có thai trước đây khoảng 10-20%, nay tăng lên 40-50%, có những cơ sở lên 70%. Cả nước có khoảng 150.000 trẻ chào đời nhờ thụ tinh ống nghiệm. Thống kê từ trang researchandmarkets, năm 2022, thị trường thụ tinh trong ống nghiệm của Việt Nam thu về 132,43 triệu USD, dự kiến sẽ đạt tỷ lệ tăng trưởng hàng năm (CAGR) là 7,47%.

Bác sĩ Như chia sẻ, có nhiều yếu tố khiến Việt Nam trở thành điểm đến thu hút người nước ngoài, kiều bào về nước điều trị hiếm muộn. Điển hình như trang thiết bị hiện đại sánh ngang với thế giới và dịch vụ tận tâm, chi phí thấp, đội ngũ chuyên gia giỏi.

Tại một số quốc gia khác, mặc dù hệ thống y tế được miễn phí nhưng người bệnh phải chờ đặt hẹn khá lâu. Với những vợ chồng hiếm muộn mà vợ lớn tuổi, ít trứng, chồng không có tinh trùng hoặc chất lượng tinh trùng sẽ giảm mạnh theo thời gian thậm chí là không còn con tinh trùng thì sự cấp bách trong quá trình điều trị điều hết sức cần thiết. "Tại IVF Tâm Anh, chúng tôi nỗ lực hết sức để hỗ trợ về thủ tục, trao đổi cặn kẽ về chuyên môn, tình trạng bệnh lý, phác đồ điều trị, và điều trị sớm nhất cho người bệnh, giúp tranh thủ được ‘thời gian vàng’ trong điều trị, giảm các khó khăn, sớm có con ‘chính chủ’", bác sĩ Như nhấn mạnh.

Theo ThS.BS Dương Quang Huy, Trưởng đơn vị Nam học, IVF Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh, những vợ chồng người nước ngoài, kiều bào đến điều trị chủ yếu là những trường hợp khó, vô sinh hiếm muộn nhiều năm, điều trị thất bại nhiều lần ở các nước sở tại. Riêng trong điều trị vô sinh nam, các bác sĩ từng đón tiếp nhiều trường hợp không có tinh trùng do các bệnh lý phức tạp như đột biến gene AZF, hội chứng Klinefelter… So với ở nước ngoài, họ gặp nhiều khó khăn trong đặt lịch hẹn, trao đổi với bác sĩ chuyên khoa thì tại Việt Nam người bệnh được bác sĩ khám và tư vấn đầy đủ, kịp thời giải đáp mọi băn khoăn về cả chuyên môn lẫn nâng đỡ về mặt tâm lý.

IVF Tâm Anh trang bị hệ thống kính vi phẫu, phát triển mạnh kỹ thuật vi phẫu tìm tinh trùng micro-TESE giúp nam giới được phẫu thuật nhanh hơn, giảm các biến chứng, tăng cơ hội tìm thấy tinh trùng và có con "chính chủ". Hệ thống vi phẫu thông nối ống dẫn tinh cũng phát triển vượt bậc giúp những nam giới được "sửa chữa" khả năng sinh sản mà hầu như không có bất kỳ biến chứng nào.

"Y tế nói chung và lĩnh vực Hỗ trợ sinh sản tại Việt Nam không thua gì với các nước phát triển trên thế giới. Chính những thế mạnh này đã giúp ngày càng nhiều người nước ngoài, kiều bào tìm đến để được điều trị, chăm sóc y tế", bác sĩ Huy chia sẻ.

Làn sóng kiều bào, người nước ngoài về Việt Nam chữa hiếm muộn - Ảnh 2.

ThS.BS Dương Quang Huy tại chương trình.

Được biết, tại Mỹ, một chu kỳ IVF có giá khoảng hơn 30 nghìn USD (hơn 700 triệu đồng), tại Australia kỹ thuật này khoảng 500 triệu đồng/chu kỳ điều trị, tại New Zealand dù chi phí mềm hơn nhưng vẫn ở mức cao khoảng 12.000 - 17.000 USD (300 - 400 triệu đồng). Với nhiều trường hợp khó, tỷ lệ thất bại cao, việc phải thực hiện IVF nhiều chu kỳ khiến người bệnh càng tăng gánh nặng.

Ở Việt Nam, chi phí cho một chu kỳ thụ tinh ống nghiệm chỉ khoảng 4.000-5.000 USD. Theo tạp chí Forbes, chi phí thụ tinh trong ống nghiệm ở Việt Nam chỉ bằng 1/3 so với các nước ASEAN khác. Tỷ lệ IVF thành công ở Việt Nam rất cao so với thế giới. Trong đó, IVF Tâm Anh là trung tâm có tỷ lệ IVF Thành công trung bình cao vượt trội: 68,5%, tính trên số liệu 70% là ca khó, từng thất bại nhiều lần trước đó.

Về máy móc, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, cùng kỹ thuật điều trị, Việt Nam đã tiệm cận với các nước trên thế giới. Trong đó, IVF Tâm Anh sở hữu hệ thống phòng "lab-in-lab" siêu sạch tiêu chuẩn ISO 5 hiếm có trên thế giới, hệ thống tủ nuôi cấy phôi cao cấp trang bị camera quan sát liên tục và tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI), thiết bị kính hiển vi đảo ngược độ phóng đại 200 lần, hệ thống kính vi phẫu cao cấp trong điều trị vô sinh nam, công nghệ thủy tinh hóa hiện đại nhất cho đến nay trong kỹ thuật trữ đông trứng và tinh trùng…

Các chuyên gia phôi học IVF Tâm Anh làm chủ tất cả các kỹ thuật cao cấp phục vụ quá trình HTSS, như kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI), hỗ trợ phôi thoát màng (AH), kỹ thuật trưởng thành trứng non (IVM), sàng lọc di truyền tiền làm tổ (PGS), chẩn đoán di truyền tiền làm tổ (PGD) phôi ngày 5, trữ phôi, noãn, tinh trùng, xét nghiệm sinh thiết tử cung Era test xác định chính xác ngày chuyển phôi, điều trị dự phòng viêm niêm mạc tử cung... Những kỹ thuật mà trước đây khách hàng phải ra nước ngoài để thực hiện thì nay có thể thực hiện ngay tại phòng lab của IVF Tâm Anh.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước