Không xử lý đến nơi đến chốn, chuyện phá rừng sẽ không bao giờ dừng lại

Nguyên Linh, Huỳnh Danh-Thứ năm, ngày 09/06/2022 06:11 GMT+7

VTV.vn - Mất cán bộ trong điều kiện thiếu trầm trọng nhân lực kiểm lâm sẽ khiến cho công tác bảo vệ rừng càng khó nhưng sai phạm mà không quyết tâm xử lý thì rừng sẽ còn mất.

Trong nhiều vụ phá rừng thời gian gần đây, có sự tiếp tay của lực lượng bảo vệ, quản lý rừng và một phần thiếu trách nhiệm của chủ rừng. Một khi tình trạng này không được xử lý đến nơi đến chốn thì chuyện phá rừng sẽ không bao giờ dừng lại.

Kiên quyết xử lý trách nhiệm người đứng đầu cũng chính là cách mà tỉnh Phú Yên đang làm để ngăn chặn nạn phá rừng ở đây - nơi mà những năm trước kia liên tục xảy ra các vụ chặt phá rừng gây nhiều thiệt hại.

Xã Phú Mỡ là 1 trong nơi đã để xảy ra phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp vào năm 2020 tại Phú Yên với hơn 53 ha rừng ở xã này bị phát dọn, lấn chiếm trái phép tại nhiều tiểu khu và đến nay, không còn xảy ra vụ phá rừng nào.

Không xử lý đến nơi đến chốn, chuyện phá rừng sẽ không bao giờ dừng lại - Ảnh 1.

Hiện trường vụ phá rừng tại xã vùng cao Phú Mỡ. Ảnh: NDO

Nhìn lại việc 6 lãnh đạo xã cùng 6 đảng viên khác bị huyện ủy Đồng Xuân cảnh cáo, kỷ luật, trong đó, có cán bộ phải luân chuyển vị trí do thiếu trách nhiệm liên quan đến vụ phá rừng năm ấy, theo ông Ma Nghĩa là nỗi buồn của người dân nhưng đó là việc cần làm. Bởi theo ông, có xử lý, có quyết liệt thì mới ngăn chặn được phá, phát rừng.

3 vụ phá rừng lớn trong hơn 2 năm gần đây tại Phú Yên cho thấy, đến nay đã có ít nhất 22 cán bộ, kiểm lâm, lâm nghiệp và lãnh đạo xã có liên quan đến các vụ phá rừng này bị cảnh cáo, kỷ luật về mặt đảng hoặc bị đưa ra xét xử, phạt tù vì "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Điều tra nhanh, xử lý sớm và trong xử lý không có vùng cấm khi có dấu hiệu vi phạm đó là yêu cầu được Thường trực Tỉnh ủy Phú Yên đặt ra cho các địa phương trong công tác xử lý cán bộ có liên quan đến các vụ phá, lấn chiếm rừng xảy ra địa bàn.

Thực tế cho thấy, mất cán bộ trong điều kiện thiếu nhân lực trầm trọng trong ngành kiểm lâm sẽ khiến cho công tác bảo vệ rừng càng khó nhưng sai phạm mà không quyết tâm xử lý thì rừng sẽ còn mất. Do vậy, chỉ khi quyết liệt đẩy nhanh tiến độ điều tra, làm rõ đối tượng vi phạm để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật thì mới có thể răn đe, giáo dục, phòng ngừa tình trạng phá rừng.

Còn tại Đắk Nông, Hạt Kiểm lâm huyện Đắk G'long cũng vừa tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm 19 cá nhân liên quan tới việc mất hơn 2.000 ha rừng.

Có thể thấy, tình trạng khai thác rừng trái phép vẫn diễn ra dù từ khoảng 7 năm nay. Thủ tướng Chính phủ đã quyết định đóng cửa rừng tự nhiên, vậy nên cần phải siết chặt quản lý rừng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước