Thái Nguyên:

Khó khăn quản lý hoạt động khai thác đá ở Đồng Hỷ

Mạnh Cường-Thứ năm, ngày 30/05/2024 20:54 GMT+7

VTV.vn - Các mỏ khai thác đá ở huyện Đồng Hỷ đã được cấp phép trước năm 2020 và việc xử phạt vi phạm chủ yếu là xử phạt hành chính nên việc quản lý trở nên khó khăn.

Các mỏ khai thác đá tại huyện Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên) đang ảnh hưởng đến sinh hoạt người dân. Chỉ riêng 2 xã Tân Long, Quang Sơn của huyện Đồng Hỷ đã có 18 mỏ đá được cấp phép. Con đường vận chuyển đá xuống cấp đang được tỉnh Thái Nguyên bố trí dự án từ nguồn vốn ODA để nâng cấp, sửa chữa. Tuy nhiên, vì các mỏ đều đã được cấp phép trước năm 2020 và việc xử phạt các vi phạm hiện nay chủ yếu là xử phạt hành chính nên việc quản lý trở nên khó khăn.

Tại trạm cân của mỏ đá Hải Bình trên địa bàn xã Quang Sơn, vào chiều 22/5, xe vẫn chở đá, còn trạm cân dừng hoạt động. Hai ngày sau, khi trở lại mỏ đá này, nhân viên tại đây cho biết, trạm cân và camera giám sát đã hoạt động trở lại. Tuy nhiên số liệu ghi chép từ máy tính lại rất ít so với thực tế hàng ngày, chỉ có 4 xe qua trạm cân này. Con đường tại đây cũng là đường chung của 3 mỏ khai thác đá.

Khó khăn quản lý hoạt động khai thác đá ở Đồng Hỷ - Ảnh 1.

Các mỏ khai thác đá tại huyện Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên) đang ảnh hưởng đến sinh hoạt người dân.

"Do sự cố trục trặc nên không cân, còn toàn bộ phải qua cân. Còn camera có thể có lúc bị hỏng", anh Trịnh Quang Tĩnh, Giám đốc Điều hành mỏ Lân Đăm, Công ty TNHH Hải Bình, tỉnh Thái Nguyên, cho biết.

Một số mỏ đá khác dù hoạt động nhiều năm nay, có trạm cân, nhưng không hoạt động hoặc chưa xây dựng. Theo Nghị định 158 của Chính phủ, việc lắp đặt trạm cân là trách nhiệm của các tổ chức khai thác khoáng sản. Sau đợt kiểm tra liên ngành gần đây, thời hạn lắp đặt trạm cân và đi vào vận hành chỉ còn 2 ngày, nhưng điều này sẽ khó thành hiện thực khi chế tài xử phạt hành vi không lắp đặt trạm cân chỉ bị xử phạt hành chính.

"Đối với các doanh nghiệp thực hiện chưa nghiêm quy định của pháp luật về khoáng sản sẽ có các biện pháp xử lý theo quy định. Chúng tôi sẽ xử lý nghiêm doanh nghiệp tái phạm nhiều lần và báo cáo UBND tỉnh thu hồi giấy phép theo quy định của pháp luật", ông Lê Quang Minh, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, khẳng định.

3 năm vừa qua, chỉ riêng huyện Đồng Hỷ đã có 41 văn bản chỉ đạo cũng như xử phạt hành chính liên quan đến các sai phạm tại những mỏ đá này. Trong khi để giám sát hoạt động của các mỏ đá lại cần đến vai trò của nhiều sở, ngành. Cơ chế giám sát và những chế tài đủ sức răn đe sẽ khiến cuộc sống người dân tại đây bớt ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác, vận chuyển đá.

Từ năm 2023 đến nay, huyện Đồng Hỷ được bố trí 4,4 tỷ đồng phí bảo vệ môi trường từ hoạt động khai thác khoáng sản. Riêng xã Quang Sơn, 2 năm gần đây không được bố trí nguồn ngân sách này để tái đầu tư cho công tác môi trường.

Lắp đặt trạm cân và camera trong khai thác khoáng sản còn mang tính hình thức Lắp đặt trạm cân và camera trong khai thác khoáng sản còn mang tính hình thức

VTV.vn - Tại các bến cát dọc sông Lam, hầu hết các đơn vị đều lắp đặt cân trọng tải, camera giám sát nhưng chỉ để... trang trí.

Đường xuống cấp, bụi bay mù mịt vì hoạt động khai thác đá Đường xuống cấp, bụi bay mù mịt vì hoạt động khai thác đá

VTV.vn - Tình trạng nhiều mỏ khai thác đá làm vật liệu xây dựng cùng được cấp phép trong cùng một thôn, một xã đang ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người dân.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước