Hiệu quả kép từ sử dụng đất đá thải mỏ để san lấp

Mạnh Cường, Phùng Sơn-Thứ năm, ngày 15/12/2022 14:47 GMT+7

VTV.vn - Sử dụng đất đá thải mỏ làm vật liệu san lấp được xem là hướng đi mới nhằm giải quyết các vấn đề môi trường, phòng chống sạt lở và tiết kiệm tài nguyên.

Vẫn còn hơn 1 tỷ m3 đất đá đổ thải nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng lại tỉnh Quảng Ninh. Đây là hậu quả của việc khai thác than lộ thiên suốt nhiều năm qua. Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cho phép UBND tỉnh Quảng Ninh sử dụng đất đá thải mỏ để san lấp mặt bằng. Giải pháp này được cho là sẽ mang lại kết quả kép.

Tại cầu Cửa Lục 3, một công trình đầu tư công của tỉnh Quảng Ninh, theo kế hoạch, để san lấp mặt bằng khu vực này dự kiến cần tới 60.000 m3 khối đất đá, tương đương với 1 quả đồi. Nguồn đất đá thải mỏ than tại bãi thải Suối Lại đã thay thế cho việc phải sử dụng đất đồi tư nhiên.

Hiệu quả kép từ sử dụng đất đá thải mỏ để san lấp - Ảnh 1.

Trung bình mỗi năm, các mỏ than ở Quảng Ninh phát sinh trên 150 triệu m3 đất đá thải mỏ. Việc sử dụng đất đá thải mỏ để san lấp sẽ góp phần giảm độ cao, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực tới cảnh quan, môi trường; phù hợp với mô hình chuyển đổi kinh tế từ nâu sang xanh của tỉnh Quảng Ninh. Cùng với bãi thải Suối Lại, Bộ TN&MT đã đồng ý cho phép 3 bãi thải khác được sủ dụng làm vật liệu san lấp.

Mặc dù đất đá thải mỏ là sản phẩm của quá trình khai thác than nhưng việc thẩm định phê duyệt sự dụng đất đá thải mỏ làm vật liệu san lấp được làm chặt chẽ như việc cấp phép khai thác một mỏ khoáng sản. Việc vận chuyển đất đá thải được giám sát chặt chẽ, tránh tình trạng lợi dụng chủ trương này vận chuyển than trái phép

Tính riêng giai đoạn từ năm 2021 đến 2025, nhu cầu vật liệu san lấp cho các dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là gần 600 triệu m3.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước