Để đảm bảo cân đối cung cầu, nhất là dịp Tết Nguyên đán sắp tới, ngành nông nghiệp đang gấp rút tăng đàn, tái đàn vật nuôi đáp ứng nhu cầu thị trường gia tăng cuối năm.
Còn khoảng 3 tháng nữa đến Tết Nguyên Đán, chị Dương Thị Ngoan (huyện Lộc Bình, Lạng Sơn) đang tất bật chuẩn bị tăng đàn lợn thịt để kịp xuất bán. Trong thời điểm giao mùa, điều quan trọng nhất là làm sao đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn lợn.
Dự báo từ nay đến cuối năm, thời tiết sẽ còn nhiều biến động, nguy cơ cao bùng phát các dịch bệnh như tai xanh, tả lợn châu Phi, cúm gia cầm.... Vì thế, song song với chăn nuôi an toàn sinh học, nhiều địa phương đã đồng loạt triển khai thực hiện tiêm phòng cho đàn vật nuôi.
Để đảm bảo cân đối cung cầu, nhất là dịp Tết Nguyên đán sắp tới, ngành nông nghiệp đang gấp rút tăng đàn, tái đàn vật nuôi đáp ứng nhu cầu thị trường gia tăng cuối năm. Ảnh minh họa.
Hiện hàng năm Việt Nam vẫn chi hàng tỷ USD để nhập khẩu thịt. Bên cạnh đó, tình hình nhập lậu các sản phẩm chăn nuôi gia tăng cuối năm cũng tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, đe dọa ngành chăn nuôi trong nước, đòi hỏi những giải pháp quản lý hiệu quả.
Nhu cầu thực phẩm cuối năm thường tăng khoảng 10-15%. Giá thịt lợn hơi sau một thời gian giảm, hiện đã ổn định trên mức 60.000 đồng/kg cũng là một tín hiệu tích cực cho người chăn nuôi mạnh dạn tăng đàn, tái đàn, đảm bảo nguồn cung thực phẩm trong nước.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!