Gắn xử lý tài sản dôi dư với quá trình sáp nhập xã, huyện

Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 08/03/2023 21:39 GMT+7

VTV.vn - Nhìn lại kết quả sắp xếp vừa qua, một trong những kinh nghiệm rút ra là cần có cơ chế cụ thể để xử lý hiệu quả tài sản dôi dư sau sắp xếp, đặc biệt là trụ sở công.

Ở xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, một số tài sản công đang bị để hoang hóa.

Đầu năm 2020, xã Tiên Sơn được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã Đọi Sơn, Châu Sơn và Tiên Phong, nhưng chỉ có một nơi được chọn là nơi đặt trụ sở xã mới. Trụ sở 2 xã còn lại bị để không.

3 năm sau sáp nhập, có nhiều thay đổi nhưng cũng có những vấn đề đến nay vẫn chưa thể giải quyết.

Chuyện ở Tiên Sơn chỉ là một ví dụ. Giai đoạn 2019-2021, cả nước đã có 21 huyện và 1056 xã không đủ tiêu chí về diện tích và dân số đã được sắp xếp lại. Nhưng trong quá trình này, nhiều nơi chưa gắn liền với phương án xử lý trụ sở và tài sản công dôi dư nên gây lãng phí.

Từ giám sát, nhiều ý kiến cho rằng đây là vấn đề cần được khắc phục khi đẩy mạnh sáp nhập các huyện xã không đủ tiêu chí sắp tới.

Tới đây, sẽ có nhiều huyện xã tiếp tục được sáp nhập, số lượng tài sản dôi dư sẽ tăng thêm. Việc có cơ chế xử lý các tài sản này từ sớm sẽ đảm bảo cho việc sắp xếp được tiến hành hiệu quả toàn diện.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước