Đứt dây chằng, làm sao phục hồi nhanh về nhà sớm?

Phi Hồng-Thứ năm, ngày 01/12/2022 08:00 GMT+7

Dây chằng nhân tạo làm từ sợi polyethylene. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

VTV.vn - Đứt dây chằng chéo trước, tổn thương dây chằng chéo sau và rách sụn chêm sau khi tiếp đất sai kỹ thuật, một cầu thủ đối diện với nguy cơ từ giã sân cỏ.

Trong một lần thi đấu, cầu thủ bóng đá nghệ thuật Trọng Thy (33 tuổi, TP. Hồ Chí Minh) do cố đỡ trái bóng trên cao đã bị té ngã. Điều đáng nói, do anh tiếp đất sai kỹ thuật nên bị chấn thương. Tuy nhiên, vì cảm thấy không đau và không ảnh hưởng nhiều đến việc đi lại nên anh chủ quan cho là chấn thương nhẹ phần mềm. Tuy nhiên, sau 1 tháng, mức độ đau ngày càng nghiêm trọng, đi lại khó khăn, chân không thể co duỗi nên anh mới quyết định đi khám. Kết quả MRI cho thấy anh bị đa chấn thương, bao gồm đứt dây chằng chéo trước - một chấn thương phổ biến ở người chơi bóng đá - kèm tổn thương dây chằng chéo sau và rách sụn chêm.

Cuộc sống và kinh tế của gia đình Thy hoàn toàn phụ thuộc vào các hoạt động biểu diễn bóng đá nghệ thuật. Do đó, chấn thương lần này thật sự là một "thất thu" lớn với anh và gia đình. Một chỉ định sai lầm có thể làm Thy mất đi độ dẻo dai, linh hoạt của đôi chân, cũng như từ giã đam mê và sự nghiệp bóng đá nghệ thuật.

Sau một thời gian tìm hiểu thông tin, Thy quyết định điều trị bằng dây chằng nhân tạo. Tuy nhiên, ở thời điểm đó có rất nhiều tranh cãi về hiệu quả của phương pháp này, thậm chí có người khuyên anh không nên phẫu thuật. Thế nhưng anh vẫn tin tưởng vào lựa chọn của mình. Bởi khát khao trở lại sân cỏ một cách linh hoạt và mạnh mẽ, càng sớm càng tốt đang thôi thúc trong anh. Vì thế, anh đã quyết định phẫu thuật tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh.

Đứt dây chằng, làm sao phục hồi nhanh về nhà sớm? - Ảnh 1.

Bác sĩ Vũ (ngoài cùng bên phải) và ekip trong ca phẫu thuật dây chằng của anh Thy. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Trần Anh Vũ, Trưởng khoa Y học thể thao và Nội soi, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - người trực tiếp phẫu thuật cho anh Thy cho biết, đứt dây chằng là một trong những chấn thương nguy hiểm nhất vì đây là bộ phận nối hai đầu xương với nhau, vận động liên tục nên rất khó lành. Hầu hết trường hợp đứt dây chằng đều cần phải mổ. Việc chậm trễ trong điều trị có thể gây biến chứng teo cơ, hư sụn khớp…

Sau hai tháng điều trị bằng phương pháp ghép dây chằng nhân tạo tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, Thy hoàn toàn bất ngờ trước sự hồi phục của bản thân. Chẳng những không còn đau, mà anh đã có thể tập gym và đẩy tạ tốt. Anh bắt đầu luyện tập lại các kỹ thuật rê, tâng bóng khó. Sau 6 tháng, Thy chính thức ra sân, trở lại với đam mê và những màn biểu diễn bóng đá nghệ thuật.

Theo bác sĩ Vũ, không chỉ bóng đá mà các môn thể thao khác, thậm chí là đi lại hằng ngày cũng có thể gây đứt dây chằng nếu các động tác không được thực hiện đúng tư thế. Cụ thể, người chạy bộ đối mặt với nguy cơ bong gân và trật khớp mắt cá chân khi trong tư thế chạy cuộn, xoắn, xoay khớp đột ngột, làm cho dây chằng giữ xương mắt cá bị kéo giãn hoặc xé rách. Trong khi người đạp xe có thể bị đứt dây chằng, bong gân do đạp xe quá sức, sai tư thế, chở vật nặng… Trong bóng rổ, những động tác dừng, đi, nhảy diễn ra liên tục dễ gây tổn thương dây chằng và sụn chêm đầu gối. Tổn thương dây chằng thường bắt đầu với các cơn đau nhẹ ở bên ngoài đầu gối, đùi trong, hông, háng và mông... sau đó tăng lên khi không được điều trị kịp thời. Ngoài ra, khi bị đứt dây chằng, người bệnh sẽ nghe thấy âm thanh tương tự tiếng nứt hoặc tiếng nổ nhỏ trong khớp gối, khớp gối sưng lên, đi cà nhắc kéo dài... Lúc này, người bệnh nên gặp bác sĩ để được thăm khám càng sớm càng tốt.

Đứt dây chằng, làm sao phục hồi nhanh về nhà sớm? - Ảnh 2.

Bác sĩ Vũ thăm khám sau phẫu thuật cho anh Thy. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Chủ tịch Hội Nội soi khớp và Thay khớp Việt Nam - TS.BS Tăng Hà Nam Anh, Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chia sẻ, phương pháp phổ biến trong điều trị đứt dây chằng trước đây là dùng gân tự thân. Phương pháp này sẽ lấy gân ở vị trí khác trên cơ thể và ghép vào vị trí dây chằng bị đứt. Do đó, người bệnh sẽ phải chịu tổn thương ở cả phần "cho" và phần "nhận" gân nên cần nhiều thời gian hơn để hồi phục; đồng thời tồn tại một số nguy cơ như hạn chế tầm vận động, teo cơ, lệch cơ hai đùi… Trong khi đó, nếu sử dụng dây chằng nhân tạo sẽ tránh được việc phải lấy đi một sợi gân khác của cơ thể, giúp giảm đau, đẩy nhanh tốc độ phục hồi. Hơn thế nữa, dây chằng nhân tạo sau khi ghép vào rất chắc chắn, người bệnh có thể chạy nhảy, vận động ngay sau đó.

Tại Việt Nam, Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh đã điều trị thành công nhiều chấn thương thể thao như đứt dây chằng chéo, rách sụn chêm, đứt gân Achilles… cho nhiều cầu thủ, vận động viên chuyên nghiệp và nghiệp dư. Người bệnh sau điều trị đều hồi phục nhanh chóng, bảo tồn khả năng thi đấu và tiếp tục một cuộc sống chất lượng.

Đứt dây chằng, làm sao phục hồi nhanh về nhà sớm? - Ảnh 3.

Chương trình tư vấn sức khỏe với các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tổ chức tư vấn trực tuyến "Chấn thương bóng đá, thể thao - kỹ thuật điều trị tối tân tăng cao hiệu quả - bảo tồn khả năng thi đấu" vào lúc 20h ngày 1/12 với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu đến từ Trung tâm Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: TS.BS Tăng Hà Nam Anh - Chủ tịch Hội Nội soi khớp và Thay khớp Việt Nam - Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, GS.BS Benedetto Pinto - Cố vấn cao cấp Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ - Trưởng khoa Y học thể thao & Nội soi - PGĐ Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Cầu thủ bóng đá nghệ thuật Phạm Trọng Thy.

Chương trình được phát sóng trên fanpage Báo điện tử VnExpress, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình - BVĐK Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Tiêm chủng trẻ em và người lớn VNVC, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước