Đổi cả gia tài, dành thanh xuân để tìm con

P.V-Thứ năm, ngày 27/10/2022 10:10 GMT+7

VTV.vn - Chị Hương lấy chồng từ năm 1999, khi mới vừa đôi mươi. Bốn năm sau, anh chị khăn gói ra Hà Nội bắt đầu hành trình tìm con kéo dài 2 thập kỷ.

Gần 70% phụ nữ lớn tuổi, vô sinh lâu năm, suy kiệt buồng trứng đã hoàn thành tâm nguyện làm mẹ tại IVF Tâm Anh nhờ chiến lược “cá thể hóa” trong điều trị, gom trứng số lượng ít, cùng công nghệ nuôi phôi hiện đại.

Sinh năm 1979, nhưng đến năm 42 tuổi, chị Hương Vũ (ở Hải Dương) mới được làm mẹ. Hơn 20 năm chữa vô sinh với quá nhiều thăng trầm khiến chị già trước tuổi. Nhìn cảnh hai mẹ con bồng bế nhau, có người tưởng chị đang bế cháu.

Bé Đỗ Hùng Dũng, tên thân mật là Tôm, “quả bóng vàng” của bố Đạt mẹ Hương là kết quả sau lần chuyển phôi đầu tiên tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh. Trước đó, vợ chồng chị đi từ Bắc vào Nam, điều trị giáp vòng các bệnh viện hiếm muộn, nhưng không có kết quả.

Đổi cả gia tài, dành thanh xuân để tìm con - Ảnh 1.

Con trai Đỗ Hùng Dũng của chị Hương, anh Đạt. Ảnh: NVCC

Ba chìm bảy nổi suốt 21 năm vô sinh

Chị Hương lấy chồng từ năm 1999, khi mới vừa đôi mươi. Bốn năm sau, anh chị khăn gói ra Hà Nội bắt đầu hành trình tìm con kéo dài 2 thập kỷ.

Ở một bệnh viện tại Hà Nội, chị được chẩn đoán tắc một bên vòi trứng, chồng tinh trùng yếu, bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) 3 lần không đậu.

Cứ kiếm được đồng tiền nào, hai vợ chồng đổ hết vào điều trị. Chị đi lễ cầu con, xuống Hà Nam cắt thuốc bắc, rồi lại lên Hà Nội theo phòng khám tư. Bác sĩ chỉ định chị đi nong cổ tử cung 2 lần, IUI thêm 2 lần nữa nhưng kết quả vẫn chỉ là con số không.

Thất bại 5 lần liên tiếp, “đứa con trong mơ” lấy đi của hai vợ chồng cả gia tài, lấy đi cả sức khỏe. Chị Hương yếu đi trông thấy sau 9 năm nắng mưa rét mướt rong ruổi trên chiếc xe máy cà tàng đi “tìm con”.

Năm 2008, dành dụm được chút tiền, chị tiếp tục ra phòng khám trên đường Hai Bà Trưng (Hà Nội). Sau khi mổ nội soi thăm dò tìm nguyên nhân vô sinh không phát hiện bất thường, bác sĩ tiếp tục chỉ định IUI, nhưng chị từ chối.

Năm 2010, vợ chồng chị dồn hết tiền vàng, thuê nhà trọ trên Hà Nội để làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Chu kỳ kích trứng đầu tiên, chị được 4 noãn, chỉ tạo được 1 phôi. Chị chuyển phôi tươi nhưng phép màu không đến.

Mang theo cả gia tài nhưng trở về tay không, chị hứng chịu điều ra tiếng vào. Người ta ví là “cây khô không lộc”, “cá rô đực”, chị ê chề nằm khóc. Khô nước mắt, chị lại lao vào công việc, kiếm tiền. Năm 2015, anh chị gom tiền, vay mượn thêm, đi thẳng vào Nam “tìm con”.

Không có tiền, sức khỏe yếu không đi được xe đò, chị mừng như bắt được vàng khi mượn được chiếc xe máy cà tàng của người quen. Hai vợ chồng từ Đồng Nai tìm đến phòng khám nổi tiếng ở TP. Hồ Chí Minh, nơi có vị chuyên gia đầu ngành về hiếm muộn. “Họ xem hồ sơ cũ và đến chu kỳ là kích trứng. Mình có đưa ra đề nghị tìm hiểu nguyên nhân nhưng họ bảo cứ làm IVF luôn. Thế là lại kích trứng”, chị kể.

Kích trứng đến ngày thứ 9, chị được siêu âm đếm nang noãn, bác sĩ nói trứng chậm phát triển nên cho tăng liều. Ngày 12, chị chọc được 4 noãn, hẹn 3 ngày sau đến chuyển phôi. Hồi hộp đến đúng lịch hẹn, nhưng những người có lịch chuyển phôi cùng chị lần lượt được gọi vào phòng thủ thuật, chỉ có duy nhất chị phải chờ đến cuối buổi, nhưng không phải để chuyển phôi. Trứng của chị kém, bác sĩ nói cần nuôi thêm 2 ngày nữa. 2 ngày sau, chị quay trở lại, nhưng phôi của chị không phát triển do trứng suy yếu, bác sĩ khuyên chị nên xin noãn. Hai vợ chồng không ai nói với ai lời nào, chị khóc suốt chặng đường về.

Trước khi “Nam tiến”, bố mẹ hai bên giao hẹn đợt này nhất định có tin vui hãy về. Nhưng thất bại liên tiếp cùng lời khuyên của bác sĩ như một phán quyết cuối cùng khiến vợ chồng chị vô vọng. Vét hết số tiền còn lại chỉ đủ mua vé tàu, đôi vợ chồng vô sinh nằm trên tàu “như 2 cái giẻ rách”, mắt sưng húp vì khóc. Về tới nhà, chị nằm thu lu trong phòng không dám ló ra ngoài, sợ có người hỏi.

Hết hy vọng, chị quyết định xin một đứa con về nuôi. Đứa bé quấn bố, nhưng anh không ngừng khát khao đứa con do chính vợ chồng mình sinh ra. Còn chị Hương vẫn tằn tiện, dành dụm, nung nấu ước mơ cháy bỏng một đứa con của chính mình.

Năm 2020, anh chị một lần nữa ngược lên Hà Nội, tìm vị bác sĩ nổi tiếng là “mát tay”. Lượng bệnh nhân chờ khám rất đông, sau rất nhiều ngày chực chờ, anh chị cũng được gặp bác sĩ trong giây lát. Anh phát hiện mang gen thalassemia, còn dự trữ buồng trứng của chị khi ấy chỉ còn 0,6. Khả năng thành công là rất thấp khi làm thụ tinh trong ống nghiệm nên vị bác sĩ khuyên chị nên xin trứng.

Cùng đường, anh chị đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh, nơi mà gần 2 thập kỷ qua, anh Đạt vẫn ao ước đến khám một lần nhưng chị Hương trì hoãn vì nghĩ chi phí khá cao. “Tính đi tính lại, mình không an tâm khi khám nơi khác bác sĩ không kỹ lưỡng, bỏ qua các cận lâm sàng tìm hiểu nguyên nhân, mà một chu kỳ IVF cũng tốn kém vô cùng, nếu không thận trọng thì tiền bạc đổ sông đổ biển. Lên các hội nhóm hiếm muộn tìm hiểu, nhiều người khuyên mình đến Bệnh viện Tâm Anh làm lại từ đầu. Ở đó có máy móc hiện đại, phác đồ kích thích buồng trứng nhẹ phù hợp với tình trạng sức khỏe, lại miễn phí sàng lọc cho bệnh nhân thalassemia. Thế là hai vợ chồng về Tâm Anh xin lộc cầu may”.

Theo PGS.TS.BS Lê Hoàng - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội, ở độ tuổi 35 trở lên, dự trữ buồng trứng của người phụ nữ suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Với phụ nữ 40 tuổi như chị Hương, tỷ lệ mang thai thành công từ việc sử dụng chính tế bào trứng của chính mình chỉ khoảng 30%.

Hiện tại, chưa có phương pháp điều trị để cải thiện dự trữ buồng trứng. Điều trị kích thích buồng trứng là biện pháp khả thi để thu được nhiều trứng hơn so với chu kỳ kinh bình thường, nhằm tăng tỷ lệ đậu thai hoặc dùng để lưu trữ phục vụ cho tương lai. Tuy vậy, không phải phụ nữ nào cũng có đáp ứng kích thích buồng trứng giống nhau và các chuyên gia hỗ trợ sinh sản cần phải đánh giá từng trường hợp.

PGS Lê Hoàng cùng đội ngũ bác sĩ phối hợp thăm khám, chỉ định các xét nghiệm cần thiết để hỗ trợ đánh giá tình trạng, và đưa ra phác đồ kích trứng cá thể hóa phù hợp. Bên cạnh đó, các phương pháp bổ trợ như theo dõi liên tục sự phát triển của phôi kết hợp với đánh giá bằng trí tuệ nhân tạo Time-lapse+EEVA, bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (PRP)… cũng là những cánh tay đắc lực trong những trường hợp khó như gia đình chị Hương. Không may, khi gần đến ngày chuyển phôi, chị lại bị hủy 2 chu kỳ liên tiếp vì tình trạng bệnh lý phụ khoa, trào ngược...

Chị được chuyển 2 phôi ngày 3, rồi nằm bẹp. Ngày 8-9 sau chuyển phôi, chị bủn rủn chân tay khi thử liên tiếp 2 que thử thai nhưng “không có gì”. Ngày 12 sau chuyển phôi ra ít dịch nâu, chị buồn nghĩ sắp đến chu kỳ nhưng vẫn đi xét nghiệm beta theo đúng lời dặn của bác sĩ. Kết quả 576ul, chị mừng run hết chân tay. 14 ngày sau chuyển phôi, chỉ số beta tăng gấp đôi, kết quả siêu âm thấy một túi thai đã có noãn hoàng, anh Đạt đi khoe khắp làng trên xóm dưới.

Cùng đợt điều trị với chị Hương, cũng có hai trường hợp cùng độ tuổi, được chính PGS.TS.BS Lê Hoàng điều trị. Một người 41 tuổi, AMH chỉ còn 0,26, kích trứng 4 chu kỳ liên tục trong vòng 6 tháng (trong đó có một lần phải hủy chu kỳ do trứng không phát triển). Tổng cộng, chị được 9 trứng, tạo được 4 phôi tốt ngày 3. Một trường hợp khác, 42 tuổi, sau 3 lần gom trứng được 7 noãn, tạo được 5 phôi ngày 3. Giống như chị Hương, cả hai người phụ nữ lựa chọn chuyển một phôi duy nhất.

Đổi cả gia tài, dành thanh xuân để tìm con - Ảnh 2.

Con trai là “trái ngọt” của vợ chồng chị Hương sau nhiều ngày tháng chông gai chạy chữa hiếm muộn.

“Quan trọng nhất trong điều trị hiếm muộn là em bé sinh ra phải khoẻ mạnh”

Theo ThS.BS Giang Huỳnh Như - Giám đốc TT Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh, IVF Tâm Anh điều trị cho gần 70% bệnh nhân hiếm muộn trên 35 tuổi. 30% trong số đó được chẩn đoán thất bại làm tổ nhiều lần (chuyển phôi từ 3 lần trở lên nhưng chưa thành công).

Chuyên trị “ca khó”, nhưng điều đặc biệt là, tỷ lệ có thai ở nhóm bệnh nhân trên 35 tuổi tại IVFTA là 62% - một con số lý tưởng. Phác đồ cá thể hóa cùng trang thiết bị phù hợp và đội ngũ chuyên gia khiến việc điều trị vô sinh không còn vô vọng, ngay cả với những bệnh nhân vô sinh lâu năm, thất bại chuyển phôi nhiều lần, có chỉ định xin trứng, xin tinh trùng...

Xin trứng, xin tinh trùng và mang thai hộ là 3 kỹ thuật được xem là giải pháp sau cùng, khi tất cả các kỹ thuật khác đều không mang lại hiệu quả, nhưng không có bệnh nhân nào dễ dàng chấp nhận. “Để các cặp vợ chồng hiếm muộn không phải bước vào ngõ cụt, đối diện với giải pháp không ai mong muốn, chúng tôi luôn nỗ lực, kiên trì truy vết tìm nguyên nhân, chắt chiu từng cơ hội để có thể giúp nhiều vợ chồng vô sinh có thể mang thai và sinh con ‘chính chủ’. Và quan trọng nhất trong điều trị hiếm muộn là em bé sinh ra phải khoẻ mạnh và ba mẹ có cuộc sống chất lượng sau điều trị”, bác sĩ Như chia sẻ.

Đổi cả gia tài, dành thanh xuân để tìm con - Ảnh 3.

Bác sĩ Giang Huỳnh Như tiến hành chọc hút trứng cho bệnh nhân hiếm muộn tại IVFTA-HCM. Ảnh: Tuệ Diễm.

Phác đồ hiện đại cùng trang thiết bị hiện đại, đội ngũ chuyên gia làm chủ công nghệ, nên việc điều trị vô sinh không còn vô vọng, ngay cả với những bệnh nhân vô sinh lâu năm, thất bại chuyển phôi nhiều lần.

Chị Hương Vũ giờ đây tin chắc rằng quyết định đến IVF Tâm Anh là lựa chọn đúng đắn nhất suốt nhiều năm bôn ba tìm con. Chính bởi những ân cần của đội ngũ bác sĩ, sự chuyên nghiệp của bệnh viện, đặc biệt là kết quả thành công mỹ mãn khi chị đã được mang thai.

Thai kỳ “con quý” còn thử thách chị với nguy cơ down cao ở kết quả đo độ mờ da gáy ở tuần 12, chân bị phù vì đường huyết tăng…, chị được bác sĩ Đinh Thị Hiền Lê theo dõi đến tuần thai 38 thì sinh bằng phương pháp đẻ mổ. Bé trai chào đời vào tháng 9/2021 với cân nặng 3,2 ký, môi đỏ da trắng, kháu khỉnh, khỏe mạnh.

“21 năm là hành trình ba chìm bảy nổi, là cả thanh xuân, tiền bạc, sức khỏe. Nhưng với tôi và nhiều vợ chồng hiếm muộn mong mỏi mụn con, hạnh phúc chỉ thực sự viên mãn khi Tổ ấm có con” - chị tâm sự.

Hiện, chị Hương là một trong những “người truyền lửa” cho nhiều phụ nữ đồng cảnh ngộ trên các cộng đồng hiếm muộn.

Hệ thống BVĐK Tâm Anh phối hợp cùng báo điện tử VnExpress tổ chức chương trình tư vấn “Nguyên nhân thất bại làm tổ, sảy thai liên tiếp & kỹ thuật mới tối ưu tỷ lệ IVF thành công” vào lúc 20h thứ 5, ngày 27/10/2022, với sự tham gia của ThS.BS Giang Huỳnh Như - Giám đốc Trung tâm IVFTA-HCM cùng đội ngũ cộng sự giỏi trong điều trị vô sinh hiếm muộn.

Gửi câu hỏi bằng cách bình luận dưới bài viết này để được các chuyên gia giải đáp chi tiết trong chương trình.



* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước