Đề xuất nhiều giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp

Minh Đức-Thứ sáu, ngày 27/09/2024 11:11 GMT+7

Buổi toạ đàm đã thu hút được sự quan tâm của những người làm nông nghiệp

VTV.vn - Sáng 26/9/2024, tại Quảng Bình, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức buổi tọa đàm "Giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong Nông nghiệp",

Các thông tin, báo cáo tại buổi toạ đàm cho thấy biến đổi khí hậu đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đến Việt Nam. Khí nhà kính hiện được coi là nguyên nhân chủ yếu làm tăng nhiệt độ toàn cầu, gây nên hiện tượng này. Tại các nước phát triển, khí nhà kính chủ yếu từ ngành công nghiệp và năng lượng. Còn tại các nước đang phát triển, thì khí nhà kính chủ yếu lại xuất phát từ nông nghiệp.

Đề xuất nhiều giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp - Ảnh 1.

Buổi toạ đàm "Giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp" đã thu hút được sự quan tâm của nhiều đơn vị, doanh nghiệp và bà con nông dân

Tại Việt Nam, nền nông nghiệp chiếm khoảng 30% tổng lượng phát thải khí nhà kính (KNK) toàn quốc. Phát thải KNK trong nông nghiệp tập trung chủ yếu trong 3 lĩnh vực chính: trồng lúa nước phát thải 49,7 triệu tấn CO2 quy đổi (CO2e), chiếm 50%; chăn nuôi phát thải 18,5 triệu tấn CO2e, chiếm 19%; quản lý đất và sử dụng phân bón phát thải 13,2 triệu tấn CO2e, chiếm 13%; các lĩnh vực khác, chiếm 18%.

Đề xuất nhiều giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp - Ảnh 2.

Môt báo cáo tham luận tại diễn đàn của Trung tâm Khuyến nông - Khuyên ngư Quảng Bình

Các nghiên cứu của các đơn vị đầu ngành nông nghiệp Việt Nam như: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Viện Môi trường Nông nghiệp, Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam… chỉ ra rằng, các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính cần được thực hiện đồng bộ, nâng cao nhận thức của bà con nông dân trong việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp, cần tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và người sản xuất nông nghiệp, cần chế biến và tiêu thụ sản phẩm tạo chuỗi tuần hoàn, xây dựng quy trình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ nhằm giảm tác động tiêu cực đến môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe của con người.

Viện Môi trường Nông nghiệp đề xuất, ngoài sử dụng phương pháp canh tác hữu cơ, giảm sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu trong trồng trọt, cần có giải pháp nâng cao nhận thức của người làm nông nhằm chấm dứt các hình thức đốt phế, phụ phẩm nông nghiệp, đặc biệt là tình trạng đốt rơm, rạ...

Tổ chức hợp tác Quốc tế Đức nhận định, thời gian qua đã xây dựng, thử nghiệm một số giải pháp, mô hình chăn nuôi tại Việt Nam, như chăn nuôi lợn, bò và đã có nhiều kết quả tích cực, áp dụng với khí hậu nhiệt đới Việt Nam, giải pháp chăn nuôi tuần hoàn sử dụng phụ phẩm trồng trọt làm thức ăn, cụ thể là rơm, rạ sẵn có tại Việt Nam, các nghiên cứu, quy trình đã được xây dựng thành chuỗi quy trình chuẩn tại Việt Nam.

Đề xuất nhiều giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp - Ảnh 3.

Nhiều đơn vị đã cùng trao đổi, thảo luận về kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp

Còn đối với trồng lúa, việc xây dựng mô hình phát triển sinh kế từ phụ phẩm nông nghiệp để giảm áp lực quản lý rơm rạ khi không thể đốt hoặc vùi rơm là hết sức quan trọng, việc sử dụng phân hữu cơ sẽ giúp giảm 30% phân bón vô cơ khi gieo trồng, giảm bớt 50% số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Đề xuất nhiều giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp - Ảnh 4.

Mô hình đã được triển khai được giới thiệu trong chương trình

Cũng tại chương trình, các cuộc đối thoại nhiều bên giữa nhà nông, nhà quản lý, doanh nghiệp, các đơn vị nghiên cứu khoa học… đã chỉ ra thực trạng, thực tế với từng vùng đất, từng địa phương để có giải pháp xây dựng chuỗi sản xuất tốt nhất.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước