Để những mất mát xảy ra ở Làng Nủ không còn lặp lại

Anh Thư-Thứ bảy, ngày 09/11/2024 14:36 GMT+7

VTV.vn - Để không lặp lại chuyện Làng Nủ, việc xác định khu vực có địa hình, địa chất, đặc điểm tương tự để tìm cách phòng tránh thiên tai là công việc cấp bách.

Bão số 3 (Yagi) đã qua gần 2 tháng, nhưng những mất mát xảy ra với Làng Nủ, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai khiến 58 người thiệt mạng vẫn tiếp tục là lời cảnh báo cho nhiều địa phương.

Biến đổi khí hậu ngày càng khó đoán định. Để không lặp lại chuyện Làng Nủ, việc xác định các khu vực có địa hình, địa chất, đặc điểm tương tự để tìm cách phòng tránh thiên tai đang là công việc cấp bách, đòi hỏi phải có tầm nhìn dài hạn.

Một lượng đất pha cát khổng lồ có thể đổ ập xuống bất cứ lúc nào khiến Quốc lộ 279 mỗi năm lại dịch chuyển 1m. Huyện Na Hang (Tuyên Quang) đã có 19 điểm người dân đang sinh sống ở vùng nguy hiểm, có điểm có đến hàng chục hộ dân.

Hàng chục điểm ở thôn bản Lằn phải cắm cảnh báo. Cả con đường cùng đất từ quả đồi đang tiến sát về phía ngôi nhà của ông Kinh (xã Sơn Phú, Na Hang, Tuyên Quang) và 24 hộ dân.

Mặc dù có dấu hiệu từ 2008, nhưng sau cơn bão số 3, nguy cơ sạt trượt đất đá ngày càng gia tăng. Hơn 1 tháng nay ông chỉ dám về nhà vào ban ngày.

Để những mất mát xảy ra ở Làng Nủ không còn lặp lại - Ảnh 1.

Rà soát tại khu vực miền núi phía Bắc cho thấy, điều kiện địa hình, địa chất và đặc biệt phân bố dân cư tương tự như Làng Nủ không phải là cá biệt, mà ngược lại, khá phổ biến.

"Chúng tôi hỗ trợ nhu yếu phẩm kịp thời trong thời gian bà con di chuyển tạm thời, cũng như hỗ trợ khác, đồng thời tìm kiếm, tạo quỹ đất", ông Ma Quý Đôn, Phó Chủ tịch UBND huyện Na Hang, Tuyên Quang cho biết.

Rà soát tại khu vực miền núi phía Bắc cho thấy, điều kiện địa hình, địa chất và đặc biệt phân bố dân cư tương tự như Làng Nủ không phải là cá biệt, mà ngược lại, khá phổ biến. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện có khoảng 9.000 hộ đang sinh sống trong vùng nguy hiểm. Để ổn định dân cư, nhiều địa phương phải tham vấn các chuyên gia về mặt bằng nhằm hạn chế nguy cơ tạo ra khu vực sạt lở mới.

"Tái định cư với nhiều hình thức theo nhóm hộ, chòm xóm, phân tán. Tất cả cần đánh giá chặt chẽ", ông Hoàng Xuân Ánh, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng, cho hay.

"Làm sao sắp tới chúng ta có dày hơn hệ thống quan trắc đến từng khu bản làng, kết hợp giữa khoa học trong lĩnh vực phòng chống thiên tai với kiến thức bản địa của bà con dân tộc", Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhận định.

Hiện các hộ nằm trong diện nguy cơ sạt lở cao, cần phải di dời khẩn cấp sẽ được hỗ trợ làm nhà mới từ 60 đến 100 triệu đồng. Tuy nhiên nếu về lâu dài, việc quy hoạch hạn chế xây nhà ở lưng chừng núi, trồng rừng phủ kín đồi núi trọc, hình thành hệ thống cảnh báo mưa, sạt lở… chưa được quan tâm đúng mức thì những con số khắc phục hậu quả sẽ còn lớn hơn rất nhiều.

Người dân Làng Nủ vực dậy sau thiên tai Người dân Làng Nủ vực dậy sau thiên tai

VTV.vn - Với sự nỗ lực của chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm, cùng Quỹ Tấm lòng Việt (Đài THVN), người dân Làng Nủ đang từng bước hồi phục và tái thiết lại cuộc sống.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước