ĐBSCL đang bước vào cao điểm của đợt hạn mặn lịch sử. Những ngày qua, 4 địa phương là Long An, Bến Tre, Sóc Trăng và Kiên Giang đã công bố tình trạng thiên tai. Tỉnh Trà Vinh cũng là địa phương bị mặn bủa vây nhưng cũng không gây ảnh hưởng nhiều cho cây trồng vì đã có hệ thống đê bao chống mặn.
Hiện Trà Vinh đang bị hạn, mặn đe dọa nghiêm trọng. Có thời điểm, độ mặn đo được trên sông Cổ Chiên và sông Hậu lên đến 20/1.000. Dù vậy, diện tích lúa Đông Xuân bị thiệt hại không nhiều. Bởi toàn bộ đều nằm trong vành đai bảo vệ của Dự án ngọt hóa
Cống Láng Thé của dự án thủy lợi Nam Măng Thít.
Cống Láng Thé là một trong những cống ngăn mặn, giữ ngọt trên lớn nhất trong dự án thủy lợi Nam Măng Thít. Những ngày qua, cống này luôn được theo dõi độ mặn, đóng mở kịp thời để lấy nước ngọt, ngăn nước mặn phục vụ sản xuất của người dân.
Dự án ngọt hóa Nam Măng Thít gồm hệ thống đê bao và 21 cống lớn. Mục tiêu là ngăn mặn, giữ nước ngọt cho gần 176.000 ha đất canh tác và 225.600 ha đất tự nhiên của tỉnh Trà Vinh. Theo cơ chế vận hành, các cống này sẽ được đóng lại khi mặn trên sông Cổ Chiên và sông Hậu tăng cao. Nhờ đó, mặn không thể xâm nhập vào nội đồng gây chết lúa.
Để giải quyết vấn đề tưới tiêu, tỉnh Trà Vinh đã chủ động canh thời điểm nước ngọt trong ngày, mở các cống lớn để lấy nước ngọt. Đến giữa tháng 2/2016, các kênh thủy lợi nội đồng cơ bản đã tích trữ nước xong. Hệ thống thủy lợi Nam Măng Thít thực sự đã phát huy hiệu quả trong thời điểm hạn mặn gay gắt nhất.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.