Nghịch lý sử dụng tài nguyên:

Đất đá đổ thải ''phơi sương'' trong khi dự án hạ tầng thiếu vật liệu san lấp

Đặng Tú, Duy Công-Chủ nhật, ngày 15/12/2024 06:05 GMT+7

Hàng trăm triệu m3 đất đá đổ thải từ các mỏ khai thác đang bị ''phơi sương'', chất đống trong khi nhiều dự án hạ tầng trọng điểm chậm tiến độ vì thiếu vật liệu đắp nền.

Mỗi năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường phải cấp phép khai thác hàng trăm mỏ đất phục vụ việc san lấp cho các dự án giao thông. Vấn đề sử dụng tài nguyên đang phát sinh nhiều nghịch lý đã tồn tại nhiều năm nay nhưng vẫn chưa có phương án giải quyết.

Đất đá đổ thải phơi sương trong khi dự án hạ tầng thiếu vật liệu san lấp - Ảnh 1.

Mỗi ngày, hơn 24.000 m3 đất đá vẫn đang tiếp tục được chở lên bãi đổ thải.

Mỗi ngày, hơn 24.000 m3 đất đá vẫn đang tiếp tục được chở lên bãi đổ thải. Và đang tiếp tục được tăng dần trong suốt 20 năm hoạt động của mỏ đồng Sinh Quyền, Lào Cai. Có những khu đổ thải đã cao như núi, tới hơn 300 mét, tương đương với chiều cao của tòa nhà 100 tầng.

Theo ông Trần Trọng Quỳnh, Giám đốc Chi nhánh mỏ tuyển đồng Sinh Quyền, Lào Cai: ''Chuyển được chỗ đất dá này sang mục đích khác, không chỉ là mong muốn của doanh nghiệp mà địa phương cũng rất cần để làm các công trình giao thông".

Đất đá đổ thải phơi sương trong khi dự án hạ tầng thiếu vật liệu san lấp - Ảnh 2.

Chỗ có đất đá thì không được sử dụng, trong khi đó các doanh nghiệp vẫn phải thăm dò, khai thác các mỏ đất mới với nhiều thủ tục, chi phí.

Từ khi đất, đá được quy định là khoáng sản thì việc khai thác, sử dụng buộc phải theo Luật Khoáng sản. Việc quản lý theo luật là bắt buộc. Tuy nhiên, lại xảy ra nghịch lý trong việc khai thác và sử dụng. Chỗ có đất đá thì không được sử dụng, trong khi đó các doanh nghiệp vẫn phải thăm dò, khai thác các mỏ đất mới với nhiều thủ tục, chi phí.

Những núi bãi thải cao đến đâu thì ảnh hưởng về môi trường càng lớn. Và nguy cơ mất mất an toàn cho người dân trong khu vực càng trở lên nghiêm trọng. Tài nguyên không được sử dụng hiệu quả gây lãng phí. Trong khi đó nhiều dự án, công trình giao thông trọng điểm tại nhiều địa phương trên cả nước hiện vẫn đang phải chịu cảnh thiếu vật liệu san lấp. Nghịch lý "cơm thừa gạo thiếu" đang làm tắc nghẽn "mạch máu" lưu thông của nền kinh tế.

Hiện cả nước đang có khoảng 5.000 mỏ khoáng sản quy mô khác nhau đang hoạt động. Trong quá trình khai thác hàng năm sẽ có một lượng đất đá lớn bị đem đổ tại các bãi thải mà không được sử dụng cho các mục đích khác. Lãng phí tài nguyên tiếp tục tiếp diễn.

Tài nguyên luôn có hạn, chính vì thế việc sử dụng cho hiệu nhất càng mang tính cấp thiết. Quy định là cần thiết nhưng nếu không theo kịp thực tế thì cần phải được bổ sung, thậm chí loại bỏ để tránh tình lãng phí.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước