Cựu chiến binh ''Trung đoàn mũ sắt'' đi tìm đồng đội trên đỉnh Chư Tan Kra

Thế Hùng, Trọng Đức-Thứ sáu, ngày 07/03/2025 21:54 GMT+7

Tự động phát sau
2
Current Time0:00
/
Duration0:00
0:00

VTV.vn - 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, đồng đội năm xưa vẫn tiếp tục hành trình chưa thể kết thúc để tìm lại những người đã mãi mãi nằm xuống.

Hòa bình, độc lập dân tộc và thống nhất đất nước ngày hôm nay chính là đổi bằng máu xương, là tuổi trẻ, là cuộc sống của biết bao đồng bào, đồng chí - những người không được may mắn có mặt trong đoàn quân chiến thắng trở về. Họ đã hy sinh để đất nước ca khúc khải hoàn. 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, đồng đội năm xưa vẫn tiếp tục hành trình chưa thể kết thúc để tìm lại những người đã mãi mãi nằm xuống.

Cao điểm Chư Tan Kra, huyện Sa Thầy, Kom Tum tháng 3 năm 1968, một căn cứ quân sự vững chắc, phía Mỹ trang bị vũ khí tối tân với 5 đại đội bộ binh và 1 đại đội pháo hỗn hợp. Đối đầu với địch là Trung đoàn 209, Sư đoàn 312 - "Lính mũ sắt", đơn vị được trang bị tối đa các quân trang, khí tài hiện đại nhất thời đó của quân đội ta.

Báo cáo gửi Chỉ huy trưởng Sư đoàn 4 của Mỹ có ghi: Một đơn vị mới vào chiến trường, được trang bị tốt một cách khác thường tấn công căn cứ.

Ông Hồ Đại Đồng, cựu chiến binh Trung đoàn 209, Sư đoàn 312 (năm 1968) nhớ lại: ''Nhập ngũ 27/3/1967, sau một năm thiếu một ngày chúng tôi đánh trận đầu tiên. Hơn 200 liệt sĩ đã nằm lại. toàn lính trẻ, hầu hết là lính Hà Nội''.

Cựu chiến binh Trung đoàn mũ sắt đi tìm đồng đội trên đỉnh Chư Tan Kra - Ảnh 1.

Toàn lính trẻ đó là thực tế nghiệt ngã của chiến tranh. ''Buổi trưa bọn tôi về, từ xa đã nghe tiếng anh nuôi, anh ấy gào lên: Chúng mày ơi đâu hết rồi…Trưa đến chiều không ai về,  Trên cả nỗi đau thương, trên cả căm thù, trên cả sự sợ hãi là im lặng'', ông Đồng nói.

Vết thương trên da thịt có thể lành, nhưng vết thương lòng thì không… Tấm bản đồ chiến trường và danh sách những người nằm xuống luôn được ông Đồng giữ gìn.

16 năm qua, 45 chuyến quay trở lại Chư Tan Kra trả món nợ cuộc đời, ông Đồng có thêm những người đồng hành.

''Hầu như năm nào tôi cũng đi theo các ông. Đến giờ vẫn chưa tìm thấy hai chú của tôi nhưng tôi nghĩ các chú ở đây, ai cũng là chú mình cả. Tôi bắt đầu năm 35 tuổi, giờ tôi 50, ông cũng 80 rồi. Hai ông con đang cố gắng hết sức đưa được các liệt sĩ về càng sớm càng tốt'', anh Trương Đức Bình, quận Tây Hồ, Hà Nội cho biết.

Khi phóng sự này lên sóng, hành trình tìm kiếm thứ 46 đang tiếp tục được thực hiện với niềm tin son sắt những người nằm lại rồi sẽ trở về vào một ngày không xa.

Mỗi một sự trở về trong hành trình tri ân là niềm vui khôn xiết của những người may mắn còn ở lại. Đó không chỉ là nhiệm vụ thiêng liêng mà còn là nghĩa tình đồng chí, đồng đội son sắt, bền chặt của người lính với những đồng đội đã mãi mãi nằm xuống vì Tổ quốc thân yêu.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước