Chuyện những người “ăn cơm dương gian, làm việc âm phủ”

Quỳnh Liên, Tú Anh, Văn Việt, Chu Chỉnh, Minh Cường-Thứ ba, ngày 18/04/2023 06:00 GMT+7

VTV.vn - Tại vùng mỏ Quảng Ninh, nơi chiếm 90% trữ lượng than của cả nước, có một nghề đặc biệt nguy hiểm, ít ai biết đến đó là nghề cấp cứu hầm lò.

Những dòng than sẵn sàng phục vụ cho sản xuất và dân sinh. Ở phía sau đó là mồ hôi, nước mắt và cả những hy sinh của những người thợ lò và những đôi viên cấp cứu mỏ. Họ làm việc trong điều kiện vô cùng nguy hiểm, khắc nghiệt ví như "ăn cơm trần gian, làm việc âm phủ".

Tham gia cứu hộ, cứu nạn biết bao sự cố nhưng những chiến sĩ cấp cứu mỏ không bao giờ quên vụ nổ khí tại mỏ Khe Chàm năm 2008 về mức độ thiệt hại về người và tài sản.

"Tôi nhận được lệnh của ban chỉ huy là xuống để trinh sát và tìm kiếm người công nhân cuối cùng tên là Hiệu. Khoảng 4h sáng, tiểu đội đi càn hết một đường lò thì phát hiện được nạn nhân nằm dưới một đống cáp. Đưa nạn nhân lên đến mặt đất là 6h15", ông Trần Xuân Thắng, Trưởng phòng Kỹ thuật tác chiến, Trung tâm Cấp cứu mỏ Vinacomin nhớ lại.

Chuyện những người “ăn cơm dương gian, làm việc âm phủ” - Ảnh 1.

Tùy từng loại sự cố, khi cứu hộ, cứu nạn, những đội viên cấp cứu mỏ phải vác theo rất nhiều thiết bị lên đến hàng chục cân, đi bộ trong những đường lò chật hẹp ở độ sâu âm vài trăm mét so với mực nước biển, khí độc đậm đặc khi xảy ra nổ khí.

Năm 2020, cứu hộ mỏ đã được đưa vào danh mục nghề đặc biệt nguy hiểm. Vì thế họ phải được đào tạo, huấn luyện và sát hạch vô cùng khắt khe. Ra đời từ năm 1978, lực lượng cấp cứu mỏ đã tham gia cứu hộ thành công nhiều sự cố. Dù vất vả, hiểm nguy, thậm chí phải đánh đổi cả bằng tính mạng nhưng những chiến sĩ cứu mỏ chưa bao giờ lùi bước. Họ luôn đồng hành, sát cánh cùng những thợ mỏ trong sự nghiệp sản xuất "vàng đen" cho Tổ quốc.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước