Mùa triều cường từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch thường mang đến những thách thức lớn cho người dân và chính quyền đồng bằng sông Cửu Long, khi tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển gia tăng. Nguồn lực để ứng phó với hiện tượng này còn hạn chế, khiến công tác bảo vệ sản xuất gặp nhiều khó khăn.
Tại bờ sông Cổ Chiên, huyện Chợ Lách, tình hình sạt lở đã nghiêm trọng hơn trong 5 năm qua, với diện tích đất sản xuất bị nhấn chìm gần 200m. Ban đầu, nhiều gia đình không đồng ý hiến đất để xây dựng đê kiên cố, vì lo ngại ảnh hưởng đến sinh kế. Tuy nhiên, khi sạt lở trở nên ngày càng nghiêm trọng, họ đã thay đổi quan điểm.
Theo các ngành nông nghiệp ở vùng, nguồn vốn cho việc gia cố bờ bao vẫn chưa đủ. Các địa phương đã chủ động kêu gọi người dân hiến đất và hoa màu để thực hiện các dự án cần thiết. Với phương châm hiến một phần đất để bảo vệ diện tích còn lại, nhiều tỉnh miền Tây đã triển khai thành công hệ thống đê bao vững chắc nhờ sự đồng thuận của người dân.
''Những nơi bà con có nguồn lực thì họ tự gia cố. Khu vực nào ngoài khả năng thì chính quyền hỗ trợ'', ông Trần Văn Nguyên, Chủ tịch UBND huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng cho biết.
Biến đổi khí hậu khiến tình trạng sạt lở diễn biến ngày càng phức tạp. Trong khí nguồn lực đầu tư các công trình đê bao kiên cố tại các địa phương còn nhiều hạn chế. Sự chung sức của Nhân dân trong công tác ứng phó thiên tai, bảo vệ sản xuất là hết sức cần thiết.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!