Chưa đăng ký tạm trú có được tiêm vaccine COVID-19 tại địa phương không?

Minh Đức-Thứ sáu, ngày 13/08/2021 15:50 GMT+7

VTV.vn - Theo quy định, việc triển khai tiêm vaccine cho các đối tượng không phân biệt vấn đề cư trú, mà chỉ dựa trên vùng dịch, tỉnh/thành có dịch.

Tại TP Hà Nội đang thực hiện triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 tại tất cả các địa phương. Việc tiêm vaccine được triển khai gấp rút nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn. Để tạo được miễn dịch cộng đồng hiệu quả, tất cả mọi người tại các địa phương sẽ đều được rà soát và lên danh sách tiêm chủng. Tuy nhiên, vẫn có một số người dân thắc mắc: Đối với người tạm trú tại địa phương nhưng chưa đăng ký tạm trú có được tiêm vaccine ở nơi đó không? 

Theo Quyết định 3355/QĐ-BYT của Bộ Y tế, Việt Nam phấn đấu đạt mục tiêu cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022 có thể đạt miễn dịch cộng đồng, ước khoảng 70% dân số Việt Nam phải được tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.

Để tạo ra vùng xanh an toàn trong khu vực đang bùng phát dịch, Bộ Y tế cũng yêu cầu các địa phương thực hiện tiêm cuốn chiếu, khu vực nào xong khu vực đó... Như vậy, việc tiêm vaccine được triển khai đồng bộ tại nhiều địa phương nhằm tạo ra miễn dịch cộng đồng.

Về đối tượng, địa bàn tiêm chủng, cũng theo Quyết định 3355, việc tiêm vaccine được ưu tiên cho các tỉnh, thành phố đang có dịch. Trong tỉnh, thành phố ưu tiên tiêm chủng trước cho các đối tượng ở vùng đang có dịch.

Vậy nên, việc triển khai tiêm vaccine cho các đối tượng không phân biệt vấn đề cư trú, mà chỉ dựa trên vùng dịch, tỉnh, thành có dịch. Những người lao động chưa đăng ký tạm trú vẫn được tiêm vaccine tại địa phương.

Tuy nhiên, các địa phương khác đều triển khai đăng ký tiêm chủng căn cứ vào số lượng cư trú thực tế, song đối với những cá nhân không có đăng ký thường trú hay tạm trú tại địa phương có thể bị bỏ sót do không có căn cứ để xã, phường tiến hành rà soát, thông báo về việc tiêm chủng.

Trong trường hợp này, công dân có thể đăng ký tiêm online bằng cách truy cập Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 hoặc ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử trên điện thoại. Khi đăng ký tiêm vaccine online, người dân chỉ cần khai thông tin về địa chỉ sinh sống.

Với những trường hợp đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 tại các điểm tiêm nhưng chưa nhận được giấy chứng nhận đã tiêm vaccine, lý do có thể bởi giấy chứng nhận phát không kịp cho người tiêm do nguồn nhân lực có hạn. Tại hầu hết các điểm tiêm sẽ có yêu cầu người dân ghi đầy đủ thông tin vào phiếu đăng ký, đơn vị công tác, địa chỉ liên hệ… của người tiêm. Nếu đối tượng tiêm đăng ký theo đơn vị cơ quan thì sẽ được trả phiếu về cơ quan sau, nếu theo khu vực thì trả phiếu về khu vực. Trong trường hợp chờ lâu chưa nhận được phiếu, người tiêm có thể liên hệ với y tế quận, huyện hoặc đơn vị gửi giấy mời tiêm chủng để nhận phiếu.

Còn với người dân gặp tình trạng sai sót thông tin tiêm chủng hoặc thông tin chưa được cập nhật trên hệ thống thông tin tiêm chủng điện tử có thể liên hệ trực tiếp cán bộ y tế tại địa điểm mà mình tiêm vaccine để được chỉnh sửa và cập nhật kịp thời.

Việc chậm nhận giấy chứng nhận đã tiêm vaccine phòng COVID-19 không ảnh hưởng đến quá trình tiêm chủng của người tiêm.

Phân bổ xe tiêm chủng lưu động cho 63 tỉnh, thành phố Phân bổ xe tiêm chủng lưu động cho 63 tỉnh, thành phố

VTV.vn - Bộ Y tế quyết định phân bổ 63 xe chuyên dụng phục vụ tiêm chủng lưu động cho các Sở Y tế trong cả nước.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Từ khóa:

vaccine COVID-19

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước