Ảnh minh họa. Ảnh: VOV
Thời điểm không có dịch bệnh, bình quân mỗi trạm y tế, trung tâm y tế phải phụ trách hơn 20 chương trình chăm sóc sức khỏe cho người dân, như tiêm chủng mở rộng; phòng chống dịch bệnh; truyền thông sức khỏe; tư vấn dinh dưỡng và khám chữa bệnh... Số lượng công việc này đã khiến các trạm y tế quá tải.
Ông Trần Minh Thái - Phó Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh - cho biết: "Ở TP. Hồ Chí Minh có những phường xã có dân số trên mười mấy ngàn người. Chẳng hạn như ở xã Vĩnh Lộc A, Bình Chánh là 165.000 dân chỉ vỏn vẹn có 10 biên chế thôi. Cho nên nhân lực không đủ để quản lý, khi xảy ra dịch bệnh này không đủ người để làm".
Hiện nay, tỷ lệ nhân viên y tế tuyến xã phường trên 10.000 dân tại TP. Hồ Chí Minh chỉ đạt 2,31, thấp hơn nhiều tỷ lệ 6,06 của Hà Nội và 7,42 của cả nước.
Các đợt dịch vừa qua, lực lượng y tế cơ sở của thành phố đã chống chịu với mức cao nhất. Áp lực quá lớn khiến trong năm 2021, TP. Hồ Chí Minh có khoảng 1.000 nhân viên y tế ở cơ sở xin nghỉ việc vì bị kiệt sức
TP. Hồ Chí Minh hiện đang hoàn thiện đề án nâng cao năng lực y tế cơ sở, tập trung vào các yếu tố như nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, phát triển nguồn nhân lực; các cơ chế chính sách thu hút bác sĩ, nhân viên y tế về công tác tại các trạm y tế. Bên cạnh đó là việc nâng cao thu nhập cho đội ngũ y tế cơ sở để họ yên tâm làm việc.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!