Cần có sự kiểm soát và cảnh báo sạt lở Quảng Nam

Anh Quang (Ban Thời sự)-Thứ tư, ngày 04/11/2020 09:49 GMT+7

VTV.vn - Những điểm có thể gây rủi ro cao là các vùng miền núi, vùng bố trí khu dân cư dọc theo trục đường giao thông, nơi các cơ đất bị cắt, đứt gãy nhiều do xây dựng công trình.

Trong đợt mưa lũ tháng 10 vừa qua, các tỉnh miền Trung như Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Nam liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở kinh hoàng khiến cả trăm người thiệt mạng và mất tích.

Đến nay, công tác tìm kiếm người mất tích vẫn đang được tiếp tục. Đoàn công tác của Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung & Tây Nguyên đã đến hiện trường tại tỉnh Quảng Nam để hỗ trợ các lực lượng tại chỗ. Nhiều thông tin mới đã được đưa ra lý giải cho tình trạng sạt lở nặng nề thời gian qua.

Cần có sự kiểm soát và cảnh báo sạt lở Quảng Nam - Ảnh 1.

Theo đánh giá của các chuyên gia địa chất cũng như thủy lợi, địa hình của tỉnh Quảng Nam, đặc biệt là 3 huyện Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My có độ dốc rất lớn, chia cắt mạnh. Vùng này có cấu tạo địa chất các tầng bị bở rời tạo ra các khung sạt trượt độ dày trung bình từ 3-15m. Cùng với đó, những ngày qua nơi đây phải đón nhận hình thái thời tiết rất bất lợi.

Theo các chuyên gia, không chỉ những trận mưa lớn mới gây sạt trượt. Với những trận mưa ngắn, trong 2 - 3 ngày đầu có thể mưa bé 20 - 40 mm nhưng ngày sau vượt lên ngưỡng khoảng 200 - 210 mm đều gây ra sạt lở.

Cần có sự kiểm soát và cảnh báo sạt lở Quảng Nam - Ảnh 2.

Theo TS. Hoàng Ngọc Tuấn - Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi Miền Trung & Tây Nguyên khuyến cáo với Nam Trà My, Bắc Trà My, ngay bây giờ, khi đã có những bản đồ cảnh báo, chính quyền tỉnh, huyện, địa phương phải thông báo ngay cho người dân biết những điểm sạt lở để ứng phó ngay cho đợt mưa lũ năm 2020 này. Sau đó sẽ xây dựng những bản đồ chi tiết hơn ở mức độ cao hơn và xây dựng các hệ thống cảnh báo một cách đơn giản để người dân có thể nhận biết được.

Thiếu tướng Hứa Văn Tưởng - Phó Tư lệnh Quân khu 5 cho biết, lực lượng tìm kiếm đã phải đối mặt với rủi ro sạt lở tái diễn rất lớn, nguy hiểm với bộ đội. Tuy nhiên, việc đoàn Viện khoa học thủy lợi hỗ trợ tham gia đánh giá hiện trạng sạt lở tại hiện trường giúp các chiến sĩ an tâm hơn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ.

Cần có sự kiểm soát và cảnh báo sạt lở Quảng Nam - Ảnh 3.

Lực lượng của Quân khu 5 có thể yên tâm hơn tiếp tục công tác tìm kiếm khi có sự hỗ trợ đánh giá địa chất từ phía các nhà khoa học. Tuy nhiên, mùa mưa miền Trung còn dài, những mối nguy vẫn lơ lửng trên cao.

Do đó, trong giai đoạn tới, các cấp chính quyền và địa phương của Quảng Nam phải rà soát, xây dựng bổ sung ngay các bản đồ cảnh báo sạt lở mới. Bản đồ cập nhật sẽ chỉ rõ vùng nào, điểm nào có thể gây ra nguy cơ sạt lở lớn để đưa ra các giải pháp tương ứng. Trong đó, việc dự báo lượng mưa phổ biến của mỗi trận mưa có thể dẫn tới sạt trượt theo thông số đã được cung cấp từ các đơn vị nghiên cứu là đặc biệt quan trọng.

Chạy đua với thời gian để tìm kiếm những người mất tích do sạt lở Chạy đua với thời gian để tìm kiếm những người mất tích do sạt lở Hoàn lưu bão số 10 gây mưa lớn, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở  vùng núi từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa và Tây Nguyên Hoàn lưu bão số 10 gây mưa lớn, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở vùng núi từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa và Tây Nguyên Nghiên cứu vẽ bản đồ cảnh báo những khu vực nguy cơ sạt lở ở miền Trung Nghiên cứu vẽ bản đồ cảnh báo những khu vực nguy cơ sạt lở ở miền Trung

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước