ĐBSCL bị cảnh báo là 1 trong 3 vùng đồng bằng bị ngập lụt, mất đất lớn nhất trên thế giới. Một số đô thị sẽ có diện tích ngập cao như Kiên Giang; Hậu Giang 80%; Cà Mau 70%. Biến đổi khí hậu đang gây ra nhiều thách thức với đô thị ĐBSCL, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất của người dân.
TP Cần Thơ có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất ĐBSCL. Kéo theo đó ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng thể hiện rõ ràng nhất. Mật độ xây dựng cao, khai thác nước ngầm cũng làm gia tăng hiện tượng sụt lún. Ngoài ra, ô nhiễm môi trường kênh rạch cũng đáng báo động.
Tỉnh mới Hậu Giang hiện có 19 đô thị. Do mới xây dựng nên các đô thị này phát triển khá đồng bộ từ hình thái kiến trúc đến hạ tầng kỹ thuật. Tuy vậy, chất lượng quy hoạch vẫn còn nhiều vấn đề đáng bàn.
Biến đổi khí hậu tác động nhiều mặt đến hệ thống đô thị ĐBSCL. Vấn đề sạt lở, sụt lún khiến mất đất đô thị và thiệt hại về tài sản, ngập úng, ô nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người dân đô thị. Tình trạng này ngày càng đáng báo động.
Biến đổi khí hậu và thiên tai đe dọa đến sự phát triển bền vững của đô thị ĐBSCL. Nhiều giải pháp đã được khuyến cáo để các địa phương trong vùng triển khai để tăng cường khả năng thích ứng, thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững.
Quy hoạch đô thị ĐBSCL được xây dựng theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu. 16 dự án của Nghị quyết 120 với nguồn vốn ODA sẽ góp phần hoàn thiện chiến lược phát triển bền vững vùng đất châu thổ này.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!