Tại các vùng nuôi tôm Nam Trung Bộ hiện có hàng chục ngàn hồ nuôi tôm ven biển. Ngành điện chỉ lắp đặt đường dây và công tơ điện tới trục đường chính. Các hộ dân tự đầu tư đường dây, kéo điện từ công tơ xuống các hồ nuôi tôm để sử dụng.
Cũng chính vì tự làm nên đường dây điện mỗi hộ làm theo một kiểu. Trụ đỡ toàn bộ hệ thống đường dây điện thường bằng gỗ, tạm bợ, khoảng cách gần nhất tới hồ tôm là 300m, xa nhất có khi tới cả cây số và hoàn toàn không theo một tiêu chuẩn an toàn nào. Việc kéo điện để thắp sáng và chạy máy sục khí theo kiểu tạm bợ đang khiến khu vực hồ tôm trở thành "bẫy" điện đối với mọi người xung quanh.
Do lợi ích kinh tế, diện tích các hồ nuôi tôm ven biển đang phát triển mạnh. Để tăng năng suất và chất lượng tôm nuôi, không ít hồ nuôi tôm đầu tư thiết bị hỗ trợ trong quá trình chăm sóc tôm. Việc sử dụng máy móc thiết bị này càng làm nhu cầu sử dụng điện ở các hồ nuôi tôm tăng cao cùng với đó là hiểm nguy về điện có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Hiểm họa điện xông đèn thanh long VTV.vn - Hàng ngàn ha đất trồng thanh long ở huyện Chợ Gạo (tỉnh Tiền Giang) và huyện Châu Thành (Long An) được nông dân mắc điện như mạng nhện để "xông đèn" cho ra quả trái vụ
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!