Các đợt khủng hoảng vừa qua cho thấy, nông nghiệp đang chứng tỏ là nơi giúp giảm độ nóng, độ căng thẳng của nền kinh tế rất hiệu quả. Nhưng bảo chúng ta có thể làm giàu từ nông nghiệp được hay không thì lại luôn là câu hỏi cần cân nhắc. Lúc này, sự tăng trưởng bền vững của TH true MILK - mô hình doanh nghiệp 100% tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp đã góp phần trả lời rất rõ ràng cho câu hỏi đó.
Sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp này cho thấy hướng đi mà Đảng, Chính phủ đang thúc đẩy, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế đa dạng ở Việt Nam có thể hình thành nên những tập đoàn tầm cỡ, mang thương hiệu Việt là rất có cơ sở. Phát triển thương hiệu Việt nói chung, thương hiệu nông nghiệp Việt nói riêng ra thế giới như cách mà doanh nhân Thái Hương đang làm với TH true MILK là một mô hình mẫu rất bổ ích cho doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hội nhập.
Hình ảnh sản xuất công nghệ cao ở trang trại TH – công trình do bà Thái Hương kiến tạo
Thực ra trước TH true MILK, tương lai của ngành sữa Việt Nam "không thể nói là thất bại, nhưng cũng chưa thành công". Thị trường mấy chục triệu dân thiếu sữa, trẻ em Việt Nam thiếu sữa. Ngành hàng này lúc đó phải nhập rất nhiều sữa bột về pha nước, đóng hộp bán.
Từ lúc bà Thái Hương đầu tư vào nông nghiệp, TH true MILK xuất hiện đã thay đổi hoàn toàn khái niệm sữa tươi ở thị trường Việt Nam. Nó tạo nên sự tranh cãi rất lớn trên thương trường. Cuối cùng các nhà quản lý đã có được tiêu chí rõ ràng để dán nhãn sữa tiệt trùng và sữa thanh trùng. Người tiêu dùng Việt Nam được hưởng lợi tuyệt đối từ sự phân định rõ ràng khái niệm sữa tươi. Ngành sữa Việt Nam phát triển trên cơ sở cạnh tranh hết sức hấp dẫn.
Cách mà bà Thái Hương tổ chức và phát triển một doanh nghiệp nông nghiệp cho thấy tầm nhìn toàn diện, lâu dài. Đây chính là biểu hiện tư duy của một anh hùng. Doanh nhân này đã tạo nên thành công của tập đoàn bằng cả 2 mũi nhọn. Thứ nhất là tổ chức quản lý - bà ấy chuyển đổi được đất của nông lâm trường kém hiệu quả trở thành đất cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Thứ hai, tổ chức vận hành các nhà máy chế biến có sự gắn bó liên kết chặt chẽ với nông dân trong vùng. Đây là sự liên kết, hợp tác đem lại lợi ích chung cho toàn cục. Từ mô hình sản xuất kinh doanh ngành hàng bò - sữa, doanh nhân này còn tiến sang nhiều lĩnh vực khác như lúa gạo, cây ăn trái, lâm nghiệp... Trên thực tế đã có những lan tỏa động lực phát triển cho các ngành hàng nông nghiệp mà bà Thái Hương đầu tư. Đây là tấm gương để các doanh nhân khác, doanh nghiệp khác trong ngành nông nghiệp nhìn vào, đi theo.
Hình ảnh sản xuất công nghệ cao ở trang trại TH – công trình do bà Thái Hương kiến tạo.
Tôi cũng thấy TH true MILK cũng đã đi theo hướng đầu tư sản xuất sữa hữu cơ. Sữa hữu cơ là xu hướng mới, tất yếu khi nhu cầu của người tiêu dùng ngày một tăng cao. Từ đây thị trường Việt Nam xuất hiện sự phân cấp sản phẩm chất lượng cao. Tất nhiên tôi cũng nhìn thấy những khó khăn mà doanh nghiệp này phải giải quyết. Ví dụ như vấn đề thức ăn hữu cơ. Bởi vì chưa thực sự có nhiều nông dân hiểu rõ bản chất và dám tự tin thực hành chăn nuôi hữu cơ để tham gia vào chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp. Giải quyết được vấn đề niềm tin và kỹ năng thực hành chăn nuôi hữu cơ cho nông dân, bà Thái Hương sẽ tạo ra xu hướng đầy tiềm năng phát triển không chỉ ở ngành sữa.
Doanh nhân này còn làm được việc rất tốt cho ngành sữa Việt Nam nói riêng và thương hiệu nông nghiệp Việt Nam nói chung, khi đầu tư ra nước ngoài rất thành công. Đặc biệt là dự án phát triển ngành sữa ở Nga. Nước Nga có quỹ đất rộng, khí hậu ôn đới lại là nước ăn sữa truyền thống. Nga chỉ đang thiếu nông dân và doanh nghiệp đầu tư. Hiện nay, TH true MILK đang là mô hình doanh nghiệp rất thành công trong việc đầu tư phục hồi lại ngành sản xuất sữa ở Nga. Đấy là tín hiệu rất tốt vì nó giúp tăng uy tín của nông nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Họ đầu tư ra nước ngoài khá thành công.
Thời gian qua có nhiều doanh nghiệp, doanh nhân tôi không tiện nhắc tên mang tiếng đầu tư vào nông nghiệp nhưng chỉ trong giai đoạn ngắn đã rời đi. Họ đâu có biết, nông nghiệp không hề giống như bất động sản hay tài chính để anh có thể đầu cơ lướt sóng. Cuối cùng là sự thất bại rất nhanh cho tất cả. Sự thất bại trong đầu tư nông nghiệp thường để lại những vết thương khó chữa cho nhiều đối tác trong ngành, đặc biệt là nông dân. Cho nên tôi đánh giá Thái Hương rất cao. Đúng là có những việc chỉ người anh hùng mới làm được. Trong suốt hành trình kinh doanh của doanh nhân này chắc chắn có hàng ty tỷ khó khăn, thử thách cần giải quyết và phải vượt qua. Điều quan trọng bậc nhất bà ấy làm được là đã bền vững hóa mối quan hệ hợp tác với nông dân. Đó là yếu tố tạo nên tính bền vững trong đầu tư nông nghiệp ở Việt Nam.
Thêm vào đó, thực chất ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay đang có mức độ đầu tư rất thấp. Nguồn lực đầu tư của Nhà nước vừa thấp vừa ít hiệu quả, không xuể được và đúng là đang trông chờ vào doanh nghiệp. Cho nên để có thể hiện đại hóa nông nghiệp chúng ta rất cần những doanh nhân dấn thân, doanh nghiệp dẫn dắt. Đó là những doanh nhân, doanh nghiệp hiểu biết, có năng lực đầu tư, huy động được lực lượng sản xuất, có thông tin về thị trường. Và tôi nhìn thấy ở bà Thái Hương một tình yêu rất lớn với nông nghiệp thì bà mới dám dấn thân như thế. Chỉ là say mê không thôi chưa chắc làm nông nghiệp thành công. Phải thực sự hiểu nông nghiệp, yêu nông nghiệp trọn vẹn thì người doanh nhân mới đầu tư bền vững được. Những nhân tố anh hùng như Thái Hương thực sự quý giá đối với nông nghiệp Việt Nam hiện đại.
Tổng số lượng bò sữa cả tỉnh Nghệ An đang có khoảng 65.000 con thì bò của chị Hương đã lên đến 45.000 con. Một hoặc hai năm tới, TH true MILK đang hướng nâng tổng số bò lên quy mô 65.000 - 120.000 con. Chỉ một con số thống kê đó thôi đủ cho thấy 10 năm qua, tập đoàn TH đã đầu tư rất nhiều và rất mạnh vào lĩnh vực nông nghiệp ở Nghệ An như thế nào.
Điều đặc biệt ở đây là doanh nghiệp đang áp dụng công nghệ nuôi bò tiên tiến bậc nhất trên thế giới. Bò được chăm sóc đảm bảo sạch từ đồng cỏ đến tận ly sữa theo tiêu chuẩn organic. Và thực sự dự án bò sữa này đã mang lại không chỉ hiệu quả kinh tế mà còn là niềm tự hào rất lớn cho cả nhà đầu tư lẫn người dân địa phương.
TH true MILK xuất hiện, người nông dân Nghệ An lần đầu tiên biết hợp tác với doanh nghiệp là có thêm rất nhiều công ăn việc làm ổn định, thu nhập cao. TH true MILK xuất hiện, an sinh xã hội và đầu ra cho nông sản của địa phương đã được giải quyết rất phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Với tập đoàn TH rõ ràng họ đang rất có hiệu quả từ dự án này.
Từ những thành công đó tập đoàn đã mở rộng đầu tư vào các vùng trồng nguyên liệu phục vụ chăn nuôi bò sữa, trồng dược liệu; cùng một số dây chuyền, nhà máy nước sạch, nhà máy sản xuất nước hoa quả ép... góp phần giải quyết đầu ra cho nông sản địa phương. Kể cả hạ tầng cảng biển và các lĩnh vực kinh doanh khác - TH cũng đang có dự kiến đầu tư phát triển mạnh ở Nghệ An.
Thực tế phải cùng sát cánh với doanh nghiệp suốt cả chặng đường dài mới thấy tâm huyết mà chị Thái Hương dành cho quê hương, cho cộng đồng. Khi chọn bỏ vốn đầu tư các dự án nông nghiệp, mục đích lớn nhất chị muốn hướng tới chính là tác động tích cực đến cộng đồng - an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm cho người nông dân. Khi đầu tư công nghệ cao vào dự án bò sữa, chị muốn người tiêu dùng Việt Nam có được ly sữa sạch, những sản phẩm tươi sạch đúng nghĩa. Tất cả những điều đó chiếm phần lớn giá trị mà thành công của dự án mang lại.
Và chúng tôi luôn trân trọng, ủng hộ tâm huyết đó.
Ở chị Thái Hương, tôi muốn nhắc đến dấu ấn của người đứng đầu. Chị không chỉ rất quan trọng trong việc định vị chiến lược phát triển, kiến tạo sự thành công của tập đoàn kinh tế mà chị đứng đầu. Dấu ấn về sức lao động, về tâm huyết, tầm nhìn chiến lược của chị còn lan tỏa tới lớp lớp người trẻ Nghệ An hiện nay. Chị chính là nhân tố anh hùng đương đại góp phần kết nối quá khứ hào hùng của xứ Nghệ đến với lớp trẻ ở thời đại hội nhập và phát triển. Tấm gương của người AHLĐ trong thời kỳ đổi mới này chắc chắn đang tạo cảm hứng cống hiến, vươn lên cho người trẻ, để thế hệ này nối tiếp thế hệ sau đưa Nghệ An phát triển rực rỡ hơn nữa.
TS. ĐẶNG KIM SƠN - Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương:
NỮ DOANH NHÂN NÀY LÀ MỘT ANH HÙNG CÓ TRÍ TUỆ VÀ TRÁI TIM
Trong điều kiện nông nghiệp là lĩnh vực đầu tư được mặc định lợi nhuận thấp, rủi ro cao, dẫn đến thực tế có rất ít doanh nghiệp chọn đầu tư vào. Trong điều kiện nông nghiệp là ngành kinh tế thường xuyên phải đương đầu với rất nhiều thách thức từ BĐKH, thiên tai, dịch bệnh, biến động trên thị trường, cạnh tranh quyết liệt với các đối thủ xung quanh cho đến cơ chế hỗ trợ tuy đã ban hành nhưng triển khai còn rất nhiều khó khăn. Có thể nói bản thân những doanh nhân đầu tư vào nông nghiệp ở Việt Nam đã là những người anh hùng.
Nếu họ lại là những doanh nhân thành đạt tức là đem lại kết quả tốt cho đồng ruộng, làm giàu cho bản thân và làm giàu cho nông dân, cho địa phương... thì thực sự xứng đáng là những người anh hùng.
Với chị Thái Hương, câu chuyện chính của chị ấy là đã góp phần xây dựng và phát triển hẳn một ngành hàng.
Việt Nam theo mọi lý thuyết phát triển không hề có lợi thế cho ngành bò sữa. Bò sữa là ngành đòi hỏi có đồng cỏ mênh mông, khí hậu ôn đới, kinh nghiệm và truyền thống chăn nuôi đại gia súc, thị trường có thói quen tiêu dùng sản phẩm từ sữa... Việt Nam hoàn toàn không có những điều kiện ấy.
Từ hai bàn tay trắng, một con người không chút kinh nghiệm tổ chức chăn nuôi - chế biến - kinh doanh sản phẩm từ sữa đã dám vừa tổ chức sản xuất, vừa tổ chức chế biến, vừa tổ chức kinh doanh mà THÀNH CÔNG. Không những thành công ở thị trường trong nước mà còn tiến sang đầu tư thành công ra các nước khác, chiếm lĩnh thị trường các nước khác... Tôi đánh giá Thái Hương thực sự là một người anh hùng.
Chính thắng lợi của TH true MILK đã khiến người Việt Nam tự tin có thể tổ chức sản xuất sữa. Chuyển ngành sữa Việt Nam từ chỗ chỉ nhập sữa bột về pha thành sữa nước đã chuyển sang thành một đất nước dám tổ chức và tổ chức thành công ngành sản xuất sữa tươi thực sự. Và còn tiến đến sữa tươi sạch, sữa tươi hữu cơ.
Khía cạnh anh hùng thứ hai rất đáng nể phục của Thái Hương là ở khía cạnh khoa học công nghệ. Từ chỗ đi tìm, mua và sử dụng công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới, chị ấy đã "Việt hóa" những công nghệ hiện đại nhất này một cách rất hiệu quả. Đến mức đội ngũ cán bộ nhân viên Việt Nam tiếp thu được, bà con nông dân Việt Nam sử dụng được. Rồi không những áp dụng theo tinh thần người Việt làm chủ, người Việt còn phát triển và hoàn thiện nó lên, mang đi đầu tư ra nước ngoài, biến công nghệ đó thành giá trị của thương hiệu Việt. Tôi đánh giá đó là tầm nhìn hết sức GIỎI và KHOA HỌC. Cho nên người doanh nhân này không chỉ có tinh thần của một anh hùng, người doanh nhân này là một anh hùng có trí tuệ.
Người anh hùng này còn có cả trái tim nữa. Với trái tim nhiệt huyết, cháy bỏng quyết tâm để người Việt được có nguồn sữa sạch, nông dân Việt có việc làm, ngành nông nghiệp làm chủ được công nghệ, rồi quyết tâm đem sữa vào học đường để các cháu ở các địa phương xa xôi được có sữa dùng. Tôi nghĩ, con người ấy có trái cực kỳ ấm áp. Người này là một người anh hùng đẹp.
Thêm một người anh hùng rất đẹp nữa trong giai đoạn đất nước chuyển mình từ chiến tranh sang thời đại của hòa bình, độc lập, tự do, phát triển - doanh nhân Trần Mạnh Báo.
Anh Báo không giống chị Thái Hương, xuất thân của anh ấy chưa bao giờ là doanh nhân. Lớn lên từ đồng ruộng, cùng cha mẹ làm nông nghiệp để mưu sinh nhưng trước hết Trần Mạnh Báo là một chiến sĩ - một cựu chiến binh từng chiến đấu, hy sinh xương máu bảo vệ tổ quốc.
Sau khi giải ngũ, về quê anh làm lãnh đạo tại một đơn vị giống như mọi doanh nghiệp nhà nước khác - bị ràng buộc với đủ mọi thứ cơ chế và phải vượt qua rất nhiều khó khăn. Nếu Thái Hương bắt đầu làm nông nghiệp từ con số 0 về kinh nghiệm, thì Trần Mạnh Báo bắt đầu từ những khó khăn có thể coi là số âm.
Trong tay doanh nhân ấy có cơ sở hạ tầng nhưng đang trong tình trạng nhà máy được nước ngoài viện trợ hiệu quả sử dụng rất kém; đội ngũ cán bộ rất đông nhưng chất lượng hạn chế... Anh ấy vượt qua được tất cả những điều đó. Đưa công ty Giống Thái Bình cổ phần hóa thành công, phát triển thành mô hình tập đoàn kinh tế nông nghiệp có tiềm lực rất mạnh.
Cho nên sự anh hùng của anh ấy nằm ở chữ DÁM ĐỔI MỚI. Đây cũng là hình mẫu tốt đẹp cho quá trình ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp. Anh đưa được hàm lượng khoa học vào mọi sản phẩm do doanh nghiệp làm ra. Giống của công ty này không những trở thành các giống chủ lực ở vừa lúa của miền Bắc là tỉnh Thái Bình mà còn được phân phối rộng rãi và phổ biến ở các tỉnh từ miền Trung trở ra. Thế và mỗi khi làm ăn khó khăn, gặp thất bại, doanh nhân này đã DÁM ĐỨNG RA đại diện doanh nghiệp, chấp nhận gánh chịu phần thua thiệt cho bà con nông dân để giữ lấy uy tín của đơn vị.
Khi nói đến anh hùng người ta thường ngưỡng mộ vì tinh thần dũng cảm, nhưng với hai người anh hung – chị Thái Hương và anh Trần Mạnh Báo, họ không chỉ dũng cảm, ở họ lấp lánh vẻ đẹp của CON NGƯỜI VIỆT NAM. Tôi hy vọng Việt Nam sẽ có thêm nhiều doanh nhân đam mê như thế, tinh thần dấn thân như thế, có tầm nhìn xa và bền vững như thế, có tấm lòng với bà con nông dân như thế, có tấm lòng với đất nước như thế, có khả năng đổi mới như thế... để tương lai nông nghiệp Việt Nam sẽ phát triển rực rỡ.
Châu Âu luôn đánh giá Việt Nam là một quốc gia có rất nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp nhiệt đới. Từ điều kiện thời tiết, khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng, điều kiện vùng miền... đều sở hữu những tiềm năng phát triển đa dạng các loại hàng hóa nông sản đặc sản nhiệt đới khác nhau.
Nền nông nghiệp Việt Nam từ lâu đời đã và đang sở hữu lợi thế rất lớn từ lực lượng sản xuất là nông dân. Dù còn tồn tại nhiều bất cập nhưng nông dân Việt Nam đặc biệt cần cù chịu khó, có khả năng tiếp thu công nghệ rất nhanh, rất dễ nắm bắt và rất dễ chuyển hướng.
Và thời gian gần đây, chúng ta đang chứng kiến sự quan tâm toàn diện của xã hội, của cả hệ thống chính trị vào lĩnh vực nông nghiệp. Sự quan tâm, hỗ trợ của lãnh đạo từ trung ương cho đến địa phương - đặc biệt là cấp tỉnh dành cho nông nghiệp đang ngày một sát thực hơn. Thậm chí, đã hình thành nên mối liên kết giữa các vùng miền để thúc đẩy phát triển dự án nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao. Đầu tư vào nông nghiệp đã có dấu hiệu tăng cả ở R&D cho đến hạ tầng, những xu hướng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ số, công nghệ chế biến... vào sản xuất nông sản, phát triển thị trường nông sản đều tăng nhanh.
Tín hiệu đáng mừng nhất là tất cả các đối tác trong ngành nông nghiệp Việt Nam đã hiểu biết và ý thức hơn rất nhiều trong hoạt động quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp đầu vào, quản lý an toàn thực phẩm, quản lý mô hình canh tác, sản xuất mới... Một khi Việt Nam đáp ứng được những tiêu chí về tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng nông sản theo tiêu chuẩn quốc tế thì tất nhiên rồi, mục tiêu trở thành 1 trong 15 nước hàng đầu về chế biến và xuất khẩu nông sản trên thế giới hoàn toàn có thể đạt được.
Kết quả gần nhất dễ nhận thấy là trong bối cảnh khó khăn như năm 2020 xuất khẩu nông sản của Việt Nam vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng, giữ được thị trường. Kim ngạch xuất khẩu nông sản cả nước không giảm so với năm 2019.
Để tạo được những kỳ tích trên trong nông nghiệp, rõ ràng vai trò dẫn dắt cuộc chơi nằm ở những tập đoàn lớn, những doanh nghiệp lớn và những doanh nhân tầm cỡ.
Bà Thái Hương và TH true MILK góp phần đã thay đổi hoàn toàn diện mạo ngành sản xuất bò sữa ở quy mô toàn quốc. Như vậy có thể thấy, từ những dự án lớn mà các tập đoàn kinh tế đầu tư vào nông nghiệp sẽ tạo ra nhiều động lực phát triển cho cả một chuỗi đối tác xung quanh. Từ các HTX nhỏ, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ, người nông dân, đội ngũ quản lý, cán bộ nghiên cứu - chuyển giao khoa học công nghệ... Tất cả đều đang vận hành để tổ chức một nền nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng công nghệ cao, chế biến sâu, quản lý chất lượng tốt, xây dựng thương hiệu mạnh... Tôi hạnh phúc và tự hào khi được kể về những câu chuyện nông nghiệp Việt Nam như thế với bạn bè châu Âu.