1. Tây Đức 3-3 Pháp (pen: 5-4), bán kết World Cup 1982
Pháp: Platini 27 pen, Trésor 93, Giresse 99
Tây Đức: Littbarski 18, Rummenigge 103, Fischer 108
Khán giả trên sân Sánchez Pizjuán đã được chứng kiến màn rượt đuổi tỉ số nghẹt thở trong suốt 120 phút. Ở hiệp phụ, dù Pháp dẫn trước hai bàn nhưng ý chí chiến đấu quật cường của người Đức đã giúp họ vãn hồi thế trận. Dẫu vậy, người Đức vẫn phải chấp nhận chia tay giải sau loạt sút penalty trước đội bóng của Michel Platini – người hiện đang giữ chức Chủ tịch UEFA.
‘ Platini (xanh) dẫn dắt ĐT Pháp vượt qua "cỗ xe tăng" Đức.
2. Italy 4-3 Tây Đức (hiệp phụ), bán kết World Cup 1970
Italy: Boninsegna 8, Burgnich 98, Riva 104, Rivera 111
Tây Đức: Schnellinger 90, Mueller 94, 110
Trận bán kết giữa hai đại diện ưu tú nhất của lục địa già thu hút 100.000 khán giả tới chật cứng SVĐ Estadio Azteca ở Mexico City và sau nay được biết tới là “trận đấu thế kỷ”. Tây Đức tiếp tục chứng tỏ bản lĩnh và ý chí tuyệt vời nhưng Italy còn chơi hay hơn. Màn rượt đuổi ngoạn mục chỉ thật sự kết thúc với pha làm bàn của danh thủ Rivera. Vào chung kết, đáng tiếc Italy lại không thể giành cúp trước Brazil còn xuất sắc hơn.
3. Argentina 2-1 Anh, tứ kết World Cup 1986
Argentina: Maradona 51, 54
Anh: Lineker 80
Trận đấu này được người ta nhớ tới nhất là bởi những bàn thắng của số 10 huyền thoại Maradona. Pha làm bàn được mệnh danh “bàn tay của Chúa” và màn độc diễn từ giữa sân vượt qua cả đội tuyển Anh đã đi vào lịch sử của bóng đá nhân loại.
‘ Bàn thắng được coi là "bàn tay của Chúa" do Maradona thực hiện vào lưới ĐT Anh.
4. Uruguay 4-2 Argentina, chung kết 1930
Uruguay: Dorado 12, Cea 57, Iriarte 68, Castro 89
Argentina: Peucelle 20, Stabile 37
Trận đấu này đáng nhớ không chỉ bởi vì đây là trận chung kết đầu tiên trong lịch sử World Cup diễn ra ở Montevideo mà còn có một sự kiện kì lạ khác xảy ra. Đó là việc mỗi đội lựa chọn cho riêng mình loại bóng ưa thích ở mỗi hiệp đấu.
5. Algeria 2-1 Tây Đức, vòng bảng World Cup 1982
Algeria: Madjer 54, Belloumi 68
Tây Đức: Rummenigge 67
Lần đầu tiên tham dự World Cup, Algeria đã trở thành đội bóng châu Phi đầu tiên đánh bại một đội bóng châu Âu mà đặc biệt hơn đó lại là ứng viên vô địch Tây Đức. Tuy nhiên, một trong những thất bại đau đớn nhất lịch sử này không làm người Đức nhụt chí, họ vẫn vượt qua vòng bảng và lọt vào tới tận chung kết trước khi thua Italy.
6. Italy 3-2 Brazil, vòng bảng World Cup 1982
Italy: Rossi 5, 25, 74
Brazil: Socrates 12, Falcao 68
Espana '82 quả là kỳ World Cup đáng nhớ bởi ngoài trận thua bẽ bàng của Tây Đức, khán giả còn được chứng kiến một màn đọ sức mãn nhãn giữa Italy và Brazil. Lối đá tấn công quyến rũ của ĐT xứ Samba đã bị chặn đứng bởi một Italy mạnh mẽ và lạnh lùng với sự tỏa sáng của Paolo Rossi – tiền đạo của Juventus sau đó xuất sắc giành Ballon d’Or. Tại giải này, Italy đã có lần thứ 3 đăng quang một cách xứng đáng.
‘ Paolo Rossi (xanh) trở thành người hùng với cú hat-trick giúp ĐT Italy hạ ĐT Brazil ở vòng bảng.
7. Pháp 1-1 Brazil (pen: 4-3), tứ kết World Cup 1986
Pháp: Platini 41
Brazil: Careca 17
Không phải là cuộc đấu của lối đá tấn công, tuy nhiên cả Pháp và Brazil đã cống hiến màn trình diễn đỉnh cao với sự góp mặt của những danh thủ lừng lẫy. Nếu như Zico bên phía Brazil không đạt phong độ cao thì Platini một lần nữa góp công lớn giúp Pháp vượt mặt Selecao.
8. Anh 4-2 Tây Đức (Hiệp phụ), chung kết 1966
Anh: Hurst 18, 101, 120, Peters 78
Tây Đức: Haller 12, Weber 89
Vốn được coi là quê hương của môn bóng đá nhưng World Cup 1966 là lần đầu tiên và duy nhất đội bóng tới từ xứ sương mù đăng quang. Với tư cách là chủ nhà, ĐT Anh đã cống hiến thứ bóng đá tấn công đẹp mắt và vô địch xứng đáng với sự tỏa sáng của huyền thoại Geoff Hurst trước đối thủ lì lợm Tây Đức.
‘ Huyền thoại Geoff Hurst ghi 3 bàn giúp Anh đánh bại Tây Đức ở CK World Cup 1966.
9. Brazil 6-5 Ba Lan (Hiệp phụ), vòng 1/8 World Cup 1938
Brazil: Leonidas 18, 94, 102, Romeu 22, Peracio 44, 72
Ba Lan: Wilimowski 20 pen, 59, 89, 118, Scherfke 50
Trong một ngày mưa ở Strasbourg, cơn mưa bàn thắng cũng xuất hiện và trở thành trận cầu điên rồ nhất lịch sử bóng đá thế giới. Brazil và Ba Lan đã cống hiến màn rượt đuổi theo kịch bản không thể tưởng tượng trong suốt 120 phút giao đấu. Đây cũng là một trong những chiến thắng đáng nhớ nhất với riêng Brazil – đội tuyển chủ nhà của World Cup năm nay.
‘ Trận đấu có tới 11 bàn thắng giữa Brazil và Ba Lan ở World Cup 1938.
10. Tây Đức 3-2 Hungary, chung kết World Cup 1958
Tây Đức: Morlock 10, Rahn 18, 84
Hungary: Puskas 6, Czibor 8
Sở hữu thành tích ấn tượng 32 trận bất bại, ĐT Hungary của huyền thoại Ferenc Puskas đã có cuộc đối đầu sinh tử với ĐT Tây Đức ở trận đấu cuối cùng tại giải. Hungary đã có khởi đầu như mơ khi dẫn trước Tây Đức tới 2 bàn chỉ trong vòng 8 phút đầu trận. Tuy nhiên, Puskas và các đồng đội đã không thể chạm tay vào chiếc cúp vô địch trước đối thủ sừng sỏ và chưa bao giờ lập lại kì tích vào chung kết cho tới nay.