Xu hướng sử dụng gỗ tái chế

Thu Giang (VTV9)Cập nhật 14:02 ngày 22/01/2021

VTV.vn - Sau những xu hướng tái chế nhựa hay thủy tinh thì vào đầu những năm 1990, một số nước bắt đầu thực hiện Tái chế gỗ.

Ban đầu, quá trình chế biến gỗ phế thải thành các sản phẩm mới được phổ biến ở các nước như Úc và New Zealand. Đến nay, Tái chế gỗ đã được nhân rộng ra nhiều nước trên thế giới. Chỉ riêng ở Mỹ, Chính phủ nước này ước tính: Trong khoảng 70 triệu tấn gỗ được chuyển tới các bãi chôn lấp hàng năm ở đất nước này, khoảng 30 triệu tấn gỗ có thể tái sử dụng.

Gỗ đã qua sử dụng, thay vì làm củi đốt như trước đây, giờ sẽ được tái chế thành đồ trang trí hay đồ chơi và nhiều đồ gia dụng khác. Tại Việt Nam, hiện chưa có con số cụ thể về lượng gỗ loại thải hàng năm nhưng tái chế gỗ thừa, gỗ đã qua sử dụng đang trở thành lựa chọn của nhiều bạn trẻ khởi nghiệp. Với tinh thần tái chế, họ đã tìm cách hồi sinh những thứ tưởng chừng như vô dụng, bỏ đi, thành những sản phẩm đồ chơi sáng tạo.

Việt Nam hiện có trên 300 làng nghề chế biến gỗ. Hằng năm, các làng nghề sử dụng khoảng 350.000-500.000m khối gỗ. Lượng gỗ thải từ các làng nghề trở thành rác thải, hoặc ngược lại, trở thành nguồn nguyên liệu sẵn có và dồi dào cho các xưởng tái chế. Những khởi nghiệp xanh này đang chung tay góp phần giảm lượng rác thải gây ô nhiễm môi trường. Và chứng tỏ, sáng tạo với gỗ là không giới hạn.

Gỗ tái chế có ưu điểm là độ ẩm ít hơn, chỉ khoảng 20%, so với gỗ nguyên sinh là khoảng 60% đến 70%. Độ ẩm thấp hơn cũng có nghĩa là độ bền sản phẩm cao hơn. Với việc tái chế gỗ, chúng ta có thể giảm chi phí nguyên liệu thô cũng như chi phí vận hành./.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.