TP.HCM: Thiết bị hỗ trợ người khiếm thị học vật lý

Đức Hạnh (VTV9)Cập nhật 11:10 ngày 29/05/2019

VTV.vn - Nhờ 1 thiết bị đặc biệt, học sinh khiếm thị từ lớp 6 đến lớp 11 ở TP.HCM hoàn toàn có thể tự mình thực hành được môn vật lí ngay tại trường.

Tác giả của bộ thiết bị hỗ trợ người khiếm thị gồm 6 dụng cụ hỗ trợ thực hành môn vật lí chỉ mới học Trung học phổ thông. Khôi là người nhỏ tuổi nhất, năm nay chỉ mới 16 tuổi.

Bộ thiết bị được chia làm 2 dạng: mô hình 3D và điện tử. Vì là thiết bị dành riêng người khiếm thị thế nên yếu tố xúc giác và thính giác được ưu tiên hàng đầu khi thiết kế.

Mất 4 tháng để các sản phẩm hoàn thành. Khó nhất và cũng là phần làm đi làm lại nhiều nhất chính là thiết bị điện tử. Nguyễn Việt Đức là người phụ trách phần này.

Chỉ mới học lớp 11, nhưng để làm 1 cái cân phát ra giọng nói đòi hỏi kiến thức của những năm đầu Đại học kĩ thuật chuyên ngành.

Cái hay của nghiên cứu này nằm ở tính ứng dụng. Mỗi phiên bản sau khi hoàn thành đều được mang đến trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu để thực nghiệm. Mục đích là để cải tiến theo hướng tiện lợi và dễ sử dụng cho người dùng.

Sản phẩm dành cho người khiếm thị của Đức và Khôi vừa đạt giải nhất cuộc thi sáng tạo Khoa học kỹ thuật tại TP.HCM dành cho khối học sinh THPT. Hai em cũng đang ấp ủ 1 nghiên cứu sáng tạo nữa, cũng dành cho người khiếm thị và hỗ trợ họ học tập. Lý do rất đơn giản: trong học tập thì tất cả đều công bằng.

Seeing A.I - Ứng dụng hỗ trợ người khiếm thị Seeing A.I - Ứng dụng hỗ trợ người khiếm thị

VTV.vn - Hãng công nghệ Microsoft vừa giới thiệu Seeing A.I – ứng dụng vận hành bằng trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ người khiếm thị định hướng và cảm nhận được cuộc sống.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.