Thực hiện đồng bộ các giải pháp nuôi tôm hiệu quả trong mùa hạn mặn

VTV9Cập nhật 20:40 ngày 15/03/2020

VTV.vn - Trước tình hình khốc liệt của hạn mặn, nhiều giải pháp đảm bảo an toàn, hiệu quả và bền vững cho tôm nuôi đã được triển khai.

Hiện ĐBSCL đang bước vào đỉnh điểm hạn hán và xâm nhập mặn. Nắng nóng, nhiệt độ liên tục thay đổi, độ mặn trong các ao tôm tăng đột biến…, các yếu tố tiêu cực này đã và đang trực tiếp đe dọa đến sức khỏe cũng như khả năng tăng trưởng của tôm nuôi. Điều nghiêm trọng hơn là ở nhiều nơi, bà con không thể thả nuôi tôm do tác động khốc liệt của hạn mặn.

Theo các chuyên gia ngành thủy sản, đối với tôm nuôi, nhiệt độ tốt nhất là từ 28 - 30oC, còn độ mặn phù hợp ở mức từ 15 - 25o/oo. Tuy nhiên, tác động gay gắt từ hạn mặn đang phá vỡ hoàn toàn điều kiện lý tưởng nói trên. Trước động ngày càng khốc liệt của hạn mặn, việc nuôi tôm theo hình thức truyền thống với ao đất, mặt nước không mái che sẽ rất khó thành công. Để tôm nuôi được an toàn hơn, giải pháp đầu tiên phải tính tới là giữ ổn định nền nhiệt cho các ao tôm thông qua việc sử dụng mái che, có thể bằng công nghệ nhà màng hay hệ thống lưới len.

Nhờ hệ thống nhà màng, trại tôm có thể thả nuôi quanh năm bất chấp tác động tiêu cực của thời tiết. Còn đối với những hộ nuôi có quy mô nhỏ, vốn đầu tư ít, việc sử dụng hệ thống lưới len được xem là giải pháp tốt nhất để bảo vệ an toàn cho tôm nuôi trong tình hình hạn mặn gay gắt.

Đó là cách giữ nhiệt độ lý tưởng cho tôm nuôi phát triển, còn muốn ổn định độ mặn trong nước, người nuôi phải hạn chế thay nước. Để hạn chế việc thay nước, nguồn nước bắt buộc phải sạch. Muốn vậy, người nuôi tôm cần có quy trình xử lý bài bản, trong đó ứng dụng vi sinh thay thế kháng sinh là cách làm hiệu quả và bền vững.

Khi có được điều kiện lý tưởng về nhiệt độ cũng như độ mặn, để việc thả nuôi đạt hiệu quả, người nuôi tôm cần lựa chọn nguồn giống chất lượng cao tại chỗ. Nguyên nhân là do với việc sản xuất, ương dưỡng ngay ở các vùng nuôi, khả năng con giống thích nghi với môi trường, thổ nhưỡng tại chỗ sẽ tốt hơn.

Năm 2020, diện tích nuôi tôm nước lợ trên cả nước là hơn 692.000ha với năng suất dự kiến đạt trên 770.000 tấn. Việc chủ động thực hiện đồng bộ các giải pháp từ sử dụng hệ thống mái che cách nhiệt cho đến ứng dụng vi sinh, ít thay nước hay chọn nguồn giống chất lượng cao đã và đang giúp bà con nuôi tôm tại ĐBSCL sản xuất an toàn và hiệu quả. Quan trọng hơn, đây còn là cách làm bền vững để ngành tôm có thể thích ứng lâu dài trước tác động ngày càng gay gắt của biến đổi khí hậu, nhất là những ảnh hưởng khôn lường từ hạn hán và xâm nhập mặn.


Bạc Liêu dự báo có gần 20.000 hecta tôm và lúa bị thiệt hại do hạn mặn Bạc Liêu dự báo có gần 20.000 hecta tôm và lúa bị thiệt hại do hạn mặn

VTV.vn - Tại Bạc Liêu, gần 20.000 ha diện tích lúa và tôm nuôi có nguy cơ bị thiệt hại nặng do hạn mặn.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.