"Thuận thiên" với mô hình con tôm "ôm" cây lúa

Huỳnh Tâm - Nguyên Du (VTV9)Cập nhật 08:03 ngày 18/06/2019

VTV.vn - Trên tinh thần Nghị quyết 120 của Chính phủ, nhiều mô hình sản xuất hiệu quả đã được triển khai, trong đó luân canh một vụ lúa, một vụ tôm là hướng đi bền vững.

Có 1ha đất lúa nằm trong vùng bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn, mỗi năm anh Nguyễn Hoàng Phương (xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) chỉ sản xuất được một vụ, thu nhập ít, cuộc sống khó khăn. Từ ngày kết hợp sản xuất một vụ lúa, một vụ tôm, tình hình đã được cải thiện tốt hơn.

Hiện diện tích sản xuất tôm - lúa của ĐBSCL là hơn 180.000ha, tập trung tại nhiều địa phương như: các huyện An Biên, An Minh (tỉnh Kiên Giang), Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu)… Nhờ mô hình này, trong những năm qua, tình trạng nông dân bỏ quê đi làm ăn xa giảm dần, các đồng lúa bỏ không vào mùa hạn mặn cũng ít thấy.

Biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn đã và đang trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân vùng ĐBSCL. Trước thách thức đó, Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững vùng ĐBSCL chỉ rõ phải có những mô hình sản xuất phù hợp và thuận với tự nhiên. Con tôm "ôm" cây lúa là mô hình không chỉ đảm bảo sinh kế cho người dân vùng hạn mặn, đây còn là giải pháp căn cơ giúp ĐBSCL "thuận thiên" để phát triển bền vững hơn trong thời gian tới.


Nông dân ĐBSCL chủ động “thuận thiên” thích ứng trong sản xuất nông nghiệp Nông dân ĐBSCL chủ động “thuận thiên” thích ứng trong sản xuất nông nghiệp

VTV.vn - Để có một ĐBSCL trù phú, ông cha ta đã chủ động “thuận thiên” để thích ứng, từ đó lai tạo ra hàng nghìn giống lúa, cây trồng, vật nuôi.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.