Quản lý giống cây trồng cần những chế tài đủ mạnh

Tấn Hưng (VTV9)Cập nhật 13:42 ngày 28/06/2020

VTV.vn - Phía Nam là vùng trồng trọt trọng điểm của cả nước. Theo đó nhu cầu về giống cây trồng khá cao, kéo theo những khó khăn trong công tác quản lý.

Hiện có trên 2.000 tổ chức, cơ sở và cá nhân tham gia sản xuất, buôn bán giống cây trồng. Riêng ĐBSCL có khoảng 1.600 đơn vị. Đây là nguồn cung cho khoảng 760.000 tấn lúa giống, hàng chục triệu giống cây ăn trái cho cả khu vực.

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những loại giống cây trồng không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, hành vi sản xuất, kinh doanh giống trái quy định vẫn diễn biến phức tạp. Chẳng hạn các giống lúa độc quyền như RVT, Hương Châu 6 hay Đài Thơm 8 vẫn thường xuyên bị xâm phạm bản quyền một cách khéo léo.

Giống lúa đã thế, đối với giống cây công nghiệp và cây ăn trái lại càng khó khăn hơn trong công tác quản lý, giữ bản quyền. Bởi hầu hết điều được nhân giống vô tính. Vì thế các doanh nghiệp cho rằng cần có những chế tài đủ mạnh, như tăng mức xử phạt hoặc tiêu hủy các loại giống vi phạm bản quyền, không rõ nguồn gốc. Cùng với đó là tăng cường thanh tra, kiểm tra từ trung ương đến địa phương để có những xử lí kịp thời. Bởi với khâu đầu tiên của ngành trồng trọt, mọi thứ sẽ mất trắng nếu chẳng may mua nhầm giống dỏm. Với lúa thì có thể khắc phục sau 3 tháng, còn với cây ăn trái thì phải mất từ 2 đến 3 năm.

Làm thế nào để thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ về bảo hộ giống cây trồng? Làm thế nào để thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ về bảo hộ giống cây trồng?

VTV.vn - Việc đầu tư vào chọn, tạo các giống cây trồng mới giúp mang lại lợi ích và các giá trị cho xã hội, do đó, vấn đề bảo hộ giống cây trồng ngày càng được quan tâm nhiều hơn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.