Phát triển điện gió gắn với giải tỏa công suất

Diệp Phong - Phú Cường (VTV9)Cập nhật 21:44 ngày 24/04/2020

VTV.vn - Mới đây, các địa phương đã trình Bộ Công Thương bổ sung 250 dự án điện gió với tổng công suất lên tới 45.000 MW.

Đây là con số quá lớn so với hạ tầng truyền tải, đồng thời tiến độ sẽ bị ảnh hưởng do dịch COVID-19. Do đó, Bộ Công Thương đang đề xuất kéo dài cơ chế ưu đãi theo Quyết định số 39/2018 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời tính đến việc ưu tiên bổ sung các dự án điện gió có công suất lớn đi kèm với đầu tư trạm biến áp và đường truyền tải, quan trọng nhất là cam kết hoàn tiến độ dự án.

Thực tế Bộ Công Thương mới chỉ đề xuất 91 dự án với công suất 7.000 MW được bổ sung và hưởng cơ chế giá ưu đãi điện gió bờ 8,5 cent tới tháng 11/2021. Tuy nhiên, nếu nhìn vào 2 năm trước đó chỉ phát triển được 377 MW, khả năng tiến độ các dự án đề xuất sẽ không kịp tiến độ. Đó là lý do Bộ Công thương tiếp tục đề xuất kéo dài cơ chế giá cố định theo Quyết định 39 tới cuối năm 2023. Bên cạnh đề xuất này, vẫn cần áp dụng tinh thần Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về huy động nguồn lực xã hội đầu tư vào ngành điện.

Trong văn bản gửi Thủ tướng mới đây, Bộ Công Thương đề xuất kéo dài thời gian áp dụng cơ chế giá cố định, đồng thời đề xuất giá cố định mới cho điện gió đến năm 2023. Tuy nhiên, vấn đề là nếu tiếp tục bổ sung quy hoạch nhỏ giọt, không có cam kết hoàn thành dự án, rất dễ xảy ra tình trạng "đặt gạch" của các nhà đầu tư không đủ năng lực, chờ phê duyệt rồi bán lại.

Bộ Công Thương bổ sung thêm 4 dự án điện gió vào quy hoạch Bộ Công Thương bổ sung thêm 4 dự án điện gió vào quy hoạch

VTV.vn - Mới đây, Bộ Công Thương đã bổ sung thêm 4 dự án điện gió vào quy hoạch tổng sơ đồ điện VII quốc gia.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.