Nhiều tranh cãi về nguyên nhân thật sự của những bài thi trắc nghiệm 0 điểm

Quỳnh Mai - Đức Hạnh - Hoàng Vũ - Quốc Thắng (VTV9)Cập nhật 06:46 ngày 04/08/2019

VTV.vn - Bộ GD&ĐT vừa thông tin, trong kỳ thi THPT Quốc gia 2019, trên cả nước có gần 58.000 bài thi phúc khảo, trong đó hơn 70% là bài thi trắc nghiệm.

Kết quả là chỉ có 204 bài thi thay đổi kết quả, trong đó có 58 bài thi trắc nghiệm ở tỉnh Tây Ninh trước đó đều bị 0 điểm. Sau khi phúc khảo, các bài thi này tăng điểm đột biến, nhiều bài thi tăng từ 6 - 8,75 điểm. Hiện tại, mặc dù Bộ GD&ĐT và đơn vị chủ trì chấm thi trắc nghiệm ở tỉnh Tây Ninh đều đã lên tiếng nhưng vẫn chưa thể làm cho học sinh và các bậc phụ huynh an lòng bởi vẫn còn nhiều tranh cãi liên quan đến nguyên nhân thực sự của những bài thi 0 điểm này.

Giống như lý giải của Bộ GD&ĐT, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai, đơn vị chủ trì chấm thi trắc nghiệm ở tỉnh Tây Ninh, cho biết, nguyên nhân 58 bài thi trắc nghiệm bị 0 điểm có sự tăng vọt về điểm số sau phúc khảo là do học sinh tô sai mã đề, tô mờ đáp án, một số trường hợp máy không nhận dạng được bài thi.

Tuy nhiên, nhiều "chủ nhân" của những bài thi trắc nghiệm 0 điểm gây xôn xao dư luận trong những ngày qua ở tỉnh Tây Ninh khẳng định, khó có việc tô sai, tô mờ. Theo PGS.TS. Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, đơn vị chủ trì chấm thi trắc nghiệm ở cụm thi tỉnh Đăk Lăk, chuyện học sinh tô sai hay tô mờ đáp án có thể xảy ra, nhưng việc này có thể được phát hiện và xử lý ngay trong quá trình chấm, không cần phải đợi đến lúc các em phúc khảo.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xác minh nguyên nhân 58 bài thi bị điểm 0 ở Tây Ninh Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xác minh nguyên nhân 58 bài thi bị điểm 0 ở Tây Ninh

VTV.vn - Vào lúc 17h chiều nay (1/8), tất cả 63 Hội đồng thi của 63 tỉnh/thành phố đã hoàn thành việc phúc khảo bài thi và công bố kết quả cho thí sinh.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.