Nghĩa tình lính Trường Sa

Tấn Quýnh (VTV9)Cập nhật 10:56 ngày 15/07/2020

VTV.vn - Đối với những cựu binh Trường Sa, tháng 7 là dịp đến với những gia đình đồng đội là thương binh, liệt sĩ, cùng nhau chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống.

Tuổi đã ngoài 90, nhiều chuyện đã quên nhưng chuyện về đứa con trai thì mẹ vẫn nhớ, cứ như chỉ mới là ngày hôm qua. Con của mẹ, anh Trương Văn Thịnh mãi nằm lại ở quần đảo Trường Sa. Dẫu biết con đã hi sinh nhưng hơn ba chục năm qua, mẹ Nguyễn Thị Đảo vẫn giữ thói quen ngày ngày trông ngóng con trở về. Và hôm nay, một ngày của tháng bảy, mẹ Đảo lại đón những đứa con giống như con trai của mẹ.

Với những cựu binh Trường Sa, mẹ Đảo giờ cũng chính là mẹ của mình. Các anh thay cho người đồng đội đã hi sinh để chăm sóc mẹ.

Một phần thân thể của anh Trần Văn Hùng để lại đảo xa. Trở về quê nhà, một mình lo cho mẹ già yếu, nhưng người thương binh này đã bước qua những ngày tháng khó khăn nhất. Bên anh luôn có đồng đội.

Những người từng là lính Trường Sa đã kết nối với nhau thông qua Ban liên lạc truyền thống bộ đội Trường Sa. Mỗi người một miền quê. Ai cũng phải phải bươn chải lo cho gia đình nhưng bao giờ cũng vậy, cứ hễ nhắc đến đồng đội thì lại nhớ, lại tìm mọi cách để san sẻ khó khăn trong cuộc sống.

Hàng chục năm rời quân ngũ, nhưng đến lúc này, vẫn vẹn nguyên trong những cựu binh Trường Sa tình yêu biển đảo và vẫn còn đó tình đồng đội bền chặt. Không riêng tháng bảy mà cả 12 tháng trong năm, hết năm này qua năm khác, những người cùng vào sinh ra tử, cùng chung nỗi nhớ biển đảo vẫn trọn vẹn nghĩa tình lính Trường Sa.

Hành trình trở về Trường Sa của người lính già Hành trình trở về Trường Sa của người lính già

VTV.vn -Từng bồng súng bảo vệ Trường Sa cách đây gần 40 năm, một cựu chiến binh đã cùng đoàn công tác vượt muôn trùng con sóng để trở về với Trường Sa, thăm lại quần đảo thân yêu.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.