Ông là Nguyễn Hồng Phước, 69 tuổi. Còn đây là cây đờn 12 trong 1 mà có lẽ lật tung cả Việt Nam cũng không tìm thấy được cây thứ hai. Ông Phước bắt đầu học đờn hồi năm 13 tuổi. Khi đó, cha ông là bầu sô của một gánh hát bội. Đến năm 17 tuổi, ông bắt đầu chế tác. Cây đờn hoàn chỉnh đầu tiên ra đời khi ông Phước vừa tròn 30.
Với người dân xứ này, ông Phước bây giờ không chỉ là một nghệ nhân, mà là người nghệ sĩ thực thụ. Bởi lẽ, ông chế cây đờn tích hợp có phần kỳ dị không phải để tạo sự khác biệt mà vì mong muốn mang đến sự hoàn hảo cho sân chơi tài tử ở địa phương mình.
Tuy nhiên, đó chưa phải là cản ngại trên bước đường theo đuổi đam mê. Cái khó để làm ra cây thập nhị liên cầm là người nghệ nhân phải biết chơi tất cả các loại nhạc cụ, phải có khả năng phân tích âm sắc, biết chút về nghề mộc, hội họa và điện tử. Có như vậy, đờn mới phát ra thanh âm chuẩn, vị trí thiết kế cũng thuận lợi cho từng thế bấm. Và điều quý nhất ở người nghệ sĩ chân chính là dám cống hiến cả một đời, dám hi sinh cái riêng vì lợi ích chung.
Bước sang tuổi 70, điều tiếc nuối của ông Phước không phải là chuyện hi sinh 15 cây đờn thử nghiệm. Ông chỉ hi vọng, qua cây đờn thứ 16 này, sẽ tìm được truyền nhân trong dàn hậu bối. Người thực sự đam mê, cùng ông chấp nối những giai điệu tài tử miệt vườn chuyên nghiệp… còn đó chút dở dang./.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!