Liên tiếp nhiều vụ "mía đắng", nông dân tìm hướng đi mới

Quốc Minh (VTV9)Cập nhật 20:32 ngày 12/11/2019

VTV.vn - Liên tiếp nhiều vụ mía không có lãi, người nông dân quyết định từ bỏ cây mía, chuyển sang trồng các loại cây khác.

Đến nay, chuyện khó khăn trong tiêu thụ mía của bà con nông dân ở tỉnh Hậu Giang đã phần nào được tháo gỡ khi Nhà máy Đường Sóc Trăng vận hành với công suất khoảng 2.500 tấn mía/ngày. Như vậy, với hai nhà máy đường hoạt động là Phụng Hiệp và Sóc Trăng, hơn 800.000 tấn mía của nông dân có thể sẽ được thu hoạch hết trong vòng 4 hoặc 5 tháng.

Tháng 10 - 11 được xem là thời điểm đông ken thu hoạch mía ở tỉnh Hậu Giang, nhưng đó là chuyện của các năm trước. Đối với năm 2019, vụ mía bắt đầu muộn, giá mía lại thấp, nên dù bán được mía vào lúc này bà con nông dân cũng không thấy vui. Cây đu đủ được chọn để thay thế cây mía, sau đó sẽ là các loại khác.

Nhiều người bỏ mía, nhưng cũng không ít người nuôi hy vọng bởi mía sâu có lóng, năm này "thất bát", năm sau biết đâu sẽ trúng. Bài toán đặt ra lúc này là cần giải pháp để vụ mía sau không tiếp tục là vụ "mía đắng".

Bên cạnh vấn đề về giá mía, đã có nhiều phân tích chỉ ra rằng, khó khăn của ngành mía đường hiện nay còn đến từ công nghệ lạc hậu ở các nhà máy đường và nhu cầu sử dụng đường của xã hội đang dần bão hòa. Khó khăn của hiện tại đã được dự báo từ rất nhiều năm trước, nhưng ngành mía đường lại chưa có được sử chuyển đổi đủ mạnh mẽ và rõ nét.


Thêm một năm mía đường tiếp tục có “vị đắng” Thêm một năm mía đường tiếp tục có “vị đắng”

VTV.vn - Mía đường đang gặp khó về tiêu thụ, lượng tồn kho là trên 50%. Dự kiến, niên vụ 2019 - 2020, ngành mía đường sẽ tiếp tục suy giảm, diện tích trồng còn khoảng 220.000ha.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.